thong tu quy dinh ve hoa don 2

 

Trong bài viết trước, UBot đã chỉ cho bạn 3 nghị định phổ biến hỗ trợ rất nhiều các nhân viên  kế toán trong công việc. Trong bài viết này, UBot tổng hợp danh sách 5 thông tư quy định về hóa đơn cũng quan trọng không kém để bạn có thể tham khảo trước khi phát hành hóa đơn của mình. Cùng khám phá nhé!

>> Cập nhật thông tư mới & Quy định hiện hành

1. Thông tư số 39/2014/TT-BTC 

Thông tư 39/2014/TT-BTC là một trong những văn bản pháp luật vô cùng phổ biến và quen thuộc với các nhân viên kế toán. Được Chính phủ ban hành vào ngày 31 tháng 3 năm 2014, nội dung thông tư gồm 33 điều khoản hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP (Ngày 14 tháng 5 năm 2010)  và Nghị định 04/2014/NĐ-CP (Ngày 17 tháng 1 năm 2014) quy định về hóa đơn cung cấp hàng hóa, dịch vụ, cụ thể:

– Điều 1 đến Điều 4: Hướng dẫn chung

– Điều 5 đến Điều 15: Hướng dẫn về việc tạo và phát hành hóa đơn.

– Điều 16 đến Điều 25: Hướng dẫn về việc sử dụng hóa đơn.

– Điều 26 đến Điều 29: Hướng dẫn về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong quản lý và sử dụng hóa đơn.

– Điều 30 đến Điều 31: Hướng dẫn về việc kiểm tra về hóa đơn

– Điều 32 đến Điều 33: Tổ chức thực hiện

2. Thông tư 119/2014/TT-BTC 

Thông tư 119/2014/TT-BTC được ban hành vào ngày 25 tháng 8 năm 2014 với mục đích sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và Thông tư số 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế. Thông tư bao gồm 7 điều khoản:

– Điều 1: Sửa đổi và bổ sung cho Thông tư 156/2013/TT-BTC (Ngày 6 tháng 11 năm 2013)

– Điều 2: Sửa đổi và bổ sung cho Thông tư số 111/2013/TT-BTC (Ngày 15 tháng 8 năm 2013)

– Điều 3: Sửa đổi và bổ sung cho Thông tư số  219/2013/TT-BTC (Ngày 31 tháng 12 năm 2013)

– Điều 4: Sửa đổi mẫu Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước (mẫu C1-02/NS và C1-03/NS) tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2013.

– Điều 5: Sửa đổi và bổ sung cho Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014

– Điều 6: Sửa đổi và bổ sung cho Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2014

– Điều 7: Hiệu lực thi hành

>> KiaOra : Tận lực mang thực phẩm sạch đến với cộng đồng Việt Nam

3. Thông tư số 26/2015/TT-BTC 

Được ban hành chính thức vào ngày 27 tháng 2 năm 2015, Thông tư số 26/2015/TT-BTC gồm 5 điều khoản hướng dẫn thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ.

– Điều 1: Sửa đổi và bổ sung cho Thông tư số 219/2013/TT-BTC (Ngày 31 tháng 12 năm 2013)

– Điều 2: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số  156/2013/TT-BTC  ngày 6 tháng 11 năm 2013 

– Điều 3: Sửa đổi và bổ sung cho Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014

– Điều 4: Hiệu lực thi hành

– Điều 5: Trách nhiệm thi hànhthong tu quy dinh ve hoa don

4. Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT 

Thông tư quy định về hóa đơn này hướng dẫn chi tiết việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, giúp việc truy cập trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. 24 điều khoản được Chính phủ ban hành vào ngày 15 tháng 11 năm 2017 có nội dung cụ thể như sau:

– Điều 1 đến Điều 4: Quy định chung về việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến

– Điều 5 đến Điều 14: Điều khoản cụ thể về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến

– Điều 15 đến Điều 18: Điều khoản để đảm bảo thuận tiện việc truy cập các trang thông tin điện tử 

– Điều 19 đến Điều 22: Điều khoản về việc quản lý hoạt động các cổng thông tin điện tử

– Điều 23 đến Điều 24: Tổ chức thực hiện

5. Thông tư số 68/2019/TT-BTC 

Vào ngày 30 tháng 9 năm 2019, Chính phủ Việt Nam ban hành Thông tư quy định về hóa đơn số 68/2019/TT-BTC với mục đích chỉ dẫn việc thực hiện một số nội dung về hóa đơn điện tử được quy định trong Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018. Thông tư gồm tổng cộng 27 điều khoản:

– Điều 1 đến Điều 7: Những quy định chung

– Điều 8 đến Điều 17: Hướng dẫn việc sử dụng và quản lý hóa đơn điện tử

– Điều 18 đến Điều 22: Hướng dẫn việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu của hóa đơn điện tử

– Điều 23 đến Điều 25: Điều khoản quy định về các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử (Cung cấp phần mềm đọc hóa đơn điện tử, phần xuất xuất hóa đơn điện tử, xử lý hóa đơn,…)

– Điều 26 đến Điều 27: Điều khoản thi hành

Nếu còn gặp bất kỳ trở ngại nào khác trong quá trình xử lý hóa đơn, đừng ngần ngại liên hệ với UBot để nhận giải pháp tư vấn nhé!

UBot là sản phẩm được phát triển bởi akaBot – FPT Software, đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm Tự động hóa vận hành (RPA) trên nền tảng đám mây giúp doanh nghiệp tiết kiệm 40% chi phí vận hành và đảm bảo kinh doanh không gián đoạn.
Sản phẩm tự động xử lý hóa đơn UBot Invoice hiện có gần 200 khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam, đọc, xử lý trên 5,000 hóa đơn trực tuyến mỗi ngày. Nếu như trước đây, để xử lý 1,000 hóa đơn, doanh nghiệp cần 3 kế toán làm việc trong nhiều ngày, thì nay với UBot Invoice, phòng kế toán chỉ cần 15 phút để hoàn thành.
Với mỗi quy trình của Doanh nghiệp, chúng tôi có một UBot phục vụ.Mọi thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ: Email: support@akabot.com | Hotline: 0823 687 889

>> Giải đáp từ A-Z về hóa đơn điện tử