thu tuc huy hoa don khi giai the doanh nghiep

Hủy hóa đơn khi giải thể doanh nghiệp liệu có khác nhiều so với hủy hóa đơn thông thường? Chuẩn bị hồ sơ hủy hóa đơn như thế nào? Có lẽ câu trả lời không phức tạp như bạn nghĩ đâu!

>> Top những công việc kế toán nên ưu tiên thực hiện trong quý 1

1. Giải thể công ty có cần hủy hóa đơn?

Một doanh nghiệp không thể tiếp tục vận hành và tồn tại được nữa với tư cách là một chủ thể kinh doanh sẽ phải đi tới bước đường giải thể. Câu hỏi đặt ra là trong trường hợp đó, công ty đó có phải hủy hóa đơn không?

Câu trả lời là có. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 21, Thông tư 39/2014/TT-BTC được ban hành vào ngày 31/03/2014, khi một doanh nghiệp quyết định giải thể (ngừng sử dụng mã số thuế và được chấp thuận bởi cơ quan thuế), doanh nghiệp đó sẽ không được dùng những hóa đơn đã thông báo phát hành còn chưa sử dụng. Do đó, họ sẽ phải tiến hành hủy hóa đơn. 

Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2, Điều 29, Thông tư 39/2014/TT-BTC, 30 ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan là thời hạn tối đa dành cho việc hủy hóa đơn. Trong trường hợp cơ quan thuế thông báo với tổ chức, cá nhân rằng hóa đơn đã hết giá trị sử dụng thì thời hạn hủy hóa đơn tối đa là 10 ngày kể từ ngày thông báo đó.

Lưu ý:

Hủy hóa đơn là việc bắt buộc phải làm của mỗi doanh nghiệp khi giải thể. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động và nghiêm túc thực hiện quy trình này nếu không muốn vi phạm quy định pháp luật Việt Nam, dẫn tới thiệt hại về tài chính, nguy cơ đối mặt với hình phạt hành chính hoặc hình sự và lãng phí thời gian không đáng có.

2. Quy trình hủy hóa đơn khi giải thể doanh nghiệp

Để thực hiện đúng quy trình hủy hóa đơn khi giải thể công ty, doanh nghiệp phải nắm rõ các bước sau:

thu tuc huy hoa don khi giai the doanh nghiep

Lưu ý: Hộ gia đình hoặc cá nhân kinh doanh không cần thành lập Hội đồng hủy hóa đơn.

Thủ tục hủy hóa đơn khi giải thể yêu cầu bộ hồ sơ bao gồm: 

– Biên bản hủy hóa đơn

– Biên bản kiểm kê hóa đơn cần hủy

– Văn bản quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn. 

Để hiểu kỹ hơn về quy trình này và cách điền các biên bản trên, đọc ngay bài viết “Giải đáp chi tiết mọi thắc mắc về thủ tục hủy hóa đơn” của UBot nhé!

3. Doanh nghiệp đã giải thể nhưng cần bán tài sản và hàng hóa thì xử lý như thế nào?

Nếu doanh nghiệp đã giải thể và có nhu cầu bán lại hàng hóa, tài sản của mình, họ cần phải có hóa đơn để giao cho người mua, nhưng do đã hoàn thành thủ tục hủy hóa đơn rồi nên nhiều doanh nghiệp gặp bối rối, không biết phải làm thế nào. Trong trường hợp này, theo quy định tại Khoản 2, Điều 13, Thông tư 39/2014/TT-BTC, cơ quan thuế sẽ cấp lại hóa đơn lẻ là loại hóa đơn bán hàng cho doanh nghiệp. Khi cấp hóa đơn lẻ, họ sẽ phải:

+ Nộp thuế giá trị gia tăng theo mức khoán với những mặt hàng tương ứng.

+ Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức khoán với những mặt hàng tương ứng.

4. Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp giải thể và hủy hóa đơn nhanh gọn nhất

Quy trình giải thể doanh nghiệp và hủy hóa đơn đều tương đối phức tạp, dễ gặp sai sót nếu không cẩn thận. Do đó, để giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và tiền bạc, UBot đề xuất vài giải pháp hữu ích như sau:

– Đối với việc giải thể, các doanh nghiệp có thể tìm đến những công ty, văn phòng luật uy tín để được tư vấn và trợ giúp. Các luật sư sẽ hướng dẫn bạn thực hiện quy trình đơn giản nhất nhưng vẫn chuẩn xác về mặt pháp lý, nếu có tình huống phát sinh, họ cũng sẽ đứng ra cùng bạn đối mặt và giải quyết nhanh chóng.

– Bên cạnh công ty luật, bạn cũng có thể tìm đến các nhà cung cấp dịch vụ xử lý hóa đơn để gặp mặt đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi vấn đề liên quan đến hóa đơn. UBot Invoice tự hào là một trong những đơn vị như thế! 

>> Giao việc xử lý hóa đơn cho robot có phải giải pháp tốt không?

Bài viết trên đã trả lời cụ thể và chi tiết cho câu hỏi “Hủy hóa đơn khi giải thể doanh nghiệp như thế nào?”. Nếu gặp bất cứ khó khăn nào khác trong quá trình xử lý hóa đơn, hãy liên hệ với UBot qua địa chỉ email: support@akabot.com hoặc Hotline: 0823 687 889 nhé!