Bước vào thời đại số 4.0, các doanh nghiệp SME đều cố gắng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong mô hình hoạt động của mình. Tuy nhiên, việc lựa chọn công nghệ phù hợp với quy mô, khả năng vận hành của doanh nghiệp mình cũng là quyết định lớn mà các nhà quản lý phải cân nhắc kỹ lưỡng. Dưới đây là top 5 công nghệ điển hình của năm 2021 mà các chủ doanh nghiệp SME có thể tham khảo.
—
1. Công nghệ ứng dụng thiết thực số 1 – Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng (CRM)
Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management – CRM) là công nghệ ứng dụng thiết thực giúp doanh nghiệp quản lý quan hệ đối với khách hàng. Cách vận hành thông qua những dữ liệu về hoạt động tương tác, dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Cơ chế hoạt động của CRM đến từ việc thu thập, thống kê dữ liệu thông tin liên quan đến khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng mang lại cho các nhà quản lý có đánh giá chung và đưa ra những định hướng cụ thể.
Lợi ích
CRM mang lại cho doanh nghiệp SME nguồn thông tin và insight khách hàng cần thiết. Giúp xây dựng chiến lược nâng cao những trải nghiệm của khách hàng. Không chỉ vậy, CRM còn gia tăng hiệu quả tiếp thị bán hàng. Đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ, CRM là ứng dụng phù hợp cho mục tiêu xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp SME có thể cải thiện mối quan hệ với khách hàng, hỗ trợ giữ chân khách hàng và tăng doanh số.
2. Công Nghệ Đám Mây
Hiểu theo cách đơn giản nhất, điện toán đám mây là việc cung cấp các dịch vụ điện toán, bao gồm máy chủ, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, mạng, phần mềm, phân tích và trí tuệ qua Internet. Chúng cung cấp đổi mới nhanh hơn, tài nguyên linh hoạt và hiệu quả kinh tế theo quy mô.
Lợi ích của công nghệ ứng dụng thiết thực của Công nghệ đám mây
Trong bối cảnh “bình thường mới”, công nghệ đám mây cho phép các nhân viên có thể truy cập dữ liệu ở bất cứ địa điểm nào. Đối với doanh nghiệp SME, công nghệ ứng dụng thiết thực này giúp giảm thiểu chi phí đầu tư tài nguyên công nghệ thông tin khi mở rộng quy mô kinh doanh. Hơn nữa, điện toán đám mây còn mang lại độ tin cậy cao trong vấn đề bảo mật dữ liệu.
3. Hoạch Định Tài Nguyên Doanh Nghiệp (ERP)
Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp toàn diện cho quản lý và hoạch định nguồn lực nhằm tối thiểu hóa chi phí, tăng hiệu suất làm việc, doanh thu và lợi nhuận. Với làn sóng chuyển đổi số, ERP là giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc quản lý hệ thống cũng như kiểm soát thông tin tài chính.
Đặc trưng của ERP chính là hệ thống quản trị hợp nhất đồng thời liên kết các phòng ban trong công ty. Cũng nhờ sự hỗ trợ của công nghệ ứng dụng thiết thực này, các công ty SME có thể quản lý chặt chẽ hệ thống nội bộ công ty.
Lợi ích
ERP mang lại cho doanh nghiệp SME nhiều lợi ích phải kể đến như gia tăng năng suất lao động, hợp tác tốt hơn. Bên cạnh đó, mục tiêu và ưu điểm lớn nhất của ERP chính là khả năng tích hợp tất cả các tính năng vào trong cùng một nền tảng hợp nhất. Thay vì dữ liệu bị lưu riêng lẻ, rời rạc tại các bộ phận khác nhau, ERP cho phép các dữ liệu sẽ được tập trung vào một hệ thống. Các lợi ích điển hình là dễ tiếp cận, dễ tổng hợp để nhìn thấy bức tranh tổng quan của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ERP đóng góp rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của tất cả các mô hình mà nó tiếp cận.
4. Dữ Liệu Lớn (Big Data) – Công nghệ ứng dụng thiết thực
Khái niệm Big Data hiện đang là công cụ được ứng dụng rộng rãi trong các ngành nghề và lĩnh vực. Có được điều đó nhờ vào khả năng tăng hiệu quả, năng suất của doanh nghiệp trong việc quản lý dữ liệu. Công nghệ này không chỉ bao gồm việc thu thập dữ liệu mà còn phải hiểu và phân tích nó để tạo ra các hình mẫu hành vi của người dùng. Big Data không chỉ lưu trữ một lượng lớn thông tin mà còn hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính xác trong kinh doanh.
Lợi ích
Nhờ khả năng phân tích những thông tin từ thị trường, báo cáo, các doanh nghiệp SME có thể khắc phục được những khuyết điểm trong quy trình vận hành. Giải pháp này thường bao gồm nhiều loại hình nhằm tập trung giải quyết các vấn đề khác nhau. Song, tất cả đều hỗ trợ xác định xu hướng thị trường, điều chỉnh chiến lược để gia tăng lợi nhuận.
5. Tự Động Hóa Quy Trình Nghiệp Vụ (Robotic Process Automation – RPA)
Tự động hóa RPA là giải pháp công nghệ dùng để vận hành các phần mềm máy tính. Chúng hoạt động tương tự cách con người vận hành các hệ thống và thực hiện từng tác vụ cụ thể. Hiểu một cách đơn giản nhất, những robot ảo này mô phỏng theo những tác vụ có tính quy luật và tự động hoá. Chúng thực thi theo kịch bản đã được lập trình từ trước.
Lợi ích
RPA có thể thay thế nhân viên trong công ty thực hiện một số công việc nhất định. Nhờ vậy, trợ lý ảo này giúp nâng cao năng suất và tự động hoá các công việc tại doanh nghiệp SME. So với các giải pháp công nghệ khác, RPA có những lợi ích nổi bật.iển hình như việc cắt giảm các chi phí và khả năng ứng dụng linh hoạt. Thực tế cho thấy rằng robot RPA chính là nguồn nhân lực số giúp thực hiện các tác vụ một cách chính xác, giảm thiểu tối đa những sai sót trong xử lý dữ liệu. Đển hình như trong đối soát thông tin hóa đơn đầu vào của bộ phận kế toán.
Công nghệ RPA chính là bước đầu tiên để tiến tới chuyển đổi số toàn diện.
Là chủ doanh nghiệp, bạn cần trang bị hiểu biết và ứng dụng công nghệ phù hợp ngay hôm nay. Lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình trên chặng đua về hiệu suất và chuyển đổi số.
Thay vì chỉ sử dụng các công cụ phần mềm đơn lẻ và ngộ nhận đó là tiến hành chuyển đổi số. Hãy xây dựng một doanh nghiệp số thực thụ bằng việc ứng dụng công nghệ thiết thực. Năng lực tự động hóa mạnh mẽ, thúc đẩy năng suất và niềm hứng khởi làm việc của nhân viên với RPA và Ubot.
[button text=”Dùng thử miễn phí” link=”#trial-free”]
Ubot là giải pháp RPA được phát triển và cung cấp bởi FPT Software, công ty sản xuất phần mềm doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với sứ mệnh hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tăng tốc trên chặng đua chuyển đổi số, gia tăng sức cạnh tranh và ngày càng lớn mạnh, Ubot tiếp tục xây dựng và đa dạng hóa tính năng, tiến tới trở thành giải pháp tự động hóa tổng thể dành cho SMEs. |