Giải pháp công nghệ nào sẽ phù hợp cho doanh nghiệp bán lẻ trong thời điểm đầy thử thách như hiện nay? Nếu áp dụng, doanh nghiệp sẽ có những lợi ích gì?
***
1. Ứng dụng công nghệ trong vận hành doanh nghiệp bán lẻ
Câu chuyện vận hành quyết định đến 70% thành công của chuỗi bán lẻ. Trong bối cảnh hiện tại, không thể phủ nhận thực tế rằng số lượng giải pháp công nghệ chiếm % đa số và đem lại hiệu quả lớn trong quá trình vận hành. Kể cả nếu không có đủ nguồn lực và kinh tế để triển khai nhiều giải pháp công nghệ thì ứng dụng chỉ một giải pháp tại một phòng ban duy nhất cũng đem lại hiệu quả lớn cho toàn doanh nghiệp.
Vậy có giải pháp nào có thể dùng cho nhiều ngành khác nhau trong bán lẻ hay không? Câu trả lời là Có.
Trước hết cần điểm qua những ngành hàng bán lẻ đang thực sự đã và đang sử dụng công nghệ trong việc vận hành.
1.1. Ngành hàng tiêu dùng nhanh, chuỗi siêu thị
Với đặc thù vận hành cồng kềnh, nhiều giấy tờ/ tác vụ xử lý thủ công, doanh nghiệp có thể lựa chọn những phòng ban back-office dễ ứng dụng tự động hoá như tài chính kế toán, chăm sóc khách hàng, kho & xử lý đơn hàng… để ưu tiên triển khai.
1.2. Ngành hàng thời trang
Hơn 87% người tham gia khảo sát của JPMorgan cho biết quần áo là một trong những mặt hàng mua bán trực tuyến phổ biến nhất. Bên cạnh chuyển dịch hình thức điểm bán từ offline sang online, các doanh nghiệp thời trang có thể dễ dàng ứng dụng các công nghệ tạo mẫu kỹ thuật số, tạo hình ảnh, các hình thức sản xuất kỹ thuật số…
1.3. Ngành hàng F&B
Thuộc nhóm đứng giữa “nhu cầu thiết yếu” và “nguy cơ cao tại điểm bán”, các chuỗi nhà hàng, cà phê đã và đang ráo riết thích nghi, vừa xây dựng mô hình bán hàng mới (app, mạng xã hội, hệ thống bán hàng tự xây dựng…), vừa đưa công nghệ vào củng cố vận hành (chuỗi cung ứng, giao vận, quản lý đơn hàng…).
2. Lợi ích của RPA trong bán lẻ
Mỗi ngành nghề – mỗi nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, công nghệ tự động hóa có thể áp dụng hầu hết trong các ngành bán lẻ với thiết kế linh hoạt trong chuỗi vận hành của từng doanh nghiệp.
Trong ngành bán lẻ, dữ liệu đầu vào và đầu ra đều rất quan trọng. Các hoạt động bán lẻ bao gồm các hoạt động phân tích và vận hành liên tục. Trợ lý RPA có thể giúp các công ty bán lẻ tự động hóa quy trình của họ và thu hẹp khoảng cách cạnh tranh trên thị trường.
Không chỉ vậy, RPA còn có thể tự động hóa quy trình bán hàng. Các phần mềm robot có thể loại bỏ các lỗi và hoàn thành đơn hàng cho khách hàng nhanh chóng hơn so với quy trình thủ công trước đây.
Thực tế cho thấy rằng khi khách hàng nhận được hoá đơn, thông tin đơn hàng của mình nhanh hơn thì có trải nghiệm mua hàng hài lòng hơn và có thể thanh toán cho doanh nghiệp sớm hơn. Bằng cách tự động hóa thống kê, phân tích dữ liệu thường xuyên, các doanh nghiệp có thể theo dõi lượng hàng hoá ra vào và nguồn trữ cần có để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. RPA chính là giải pháp phù hợp cho các công ty bán lẻ với quy mô vừa và lớn.
3. Ứng dụng RPA trong quy trình nào của bán lẻ?
Với tình hình hiện tại của yếu tố khách quan (đại dịch Covid-19 với hệ quả là sự chuyển dịch cơ cấu kinh doanh nghiêng về hoạt động online), các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều phải đối mặt với nhiều thử thách khi mở rộng quy mô hoặc tối ưu hóa vận hành trong điều kiện hạn chế nhân sự con người cũng như thu hẹp tài chính.
Chuyển đổi số là một quá trình bắt buộc. Việc bắt đầu ứng dụng các công nghệ tự động hoá như RPA từ những quy trình nhỏ nhất rồi mở rộng dần quy mô toàn doanh nghiệp là cần thiết, nếu như doanh nghiệp SME muốn thu hẹp khoảng cách cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Có thể điểm nhanh các quy trình có thể vận hành RPA cho các quá trình cơ bản của tất cả các doanh nghiệp bán lẻ, bao gồm:
Chăm sóc khách hàng với hệ thống trả lời tự động theo kịch bản sẵn có
Tự động thu thập thông tin và nhập liệu mẫu hóa đơn xuất kho – nhập kho
Tổng hợp thông tin cho báo cáo tài chính, hoàn thiện dữ liệu thông tin chuỗi cung ứng
Một điểm khởi đầu hợp lý chính là tự động hóa xử lý nghiệp vụ kế toán, như hóa đơn đầu vào, với giải pháp công nghệ FPT Ubot Invoice.
Ubot là giải pháp công nghệ được phát triển bởi FPT Software. Với công nghệ lõi RPA, Ubot tạo ra hệ sinh thái gồm hàng trăm bot phần mềm, với mỗi bot sẽ đảm nhiệm chức năng tự động hóa một tác vụ nhất định của doanh nghiệp.
Điển hình như Ubot Invoice, đây là sản phẩm giúp tự động xử lý, tra cứu, kiểm tra, lưu trữ và đồng bộ dữ liệu hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp.
Hoặc với Ubot Meeting, giải pháp công nghệ giúp tổ chức các cuộc họp và biểu quyết online với công nghệ định danh ứng dụng trí tuệ nhân tạo, và khả năng tương tác, bỏ phiếu online vô cùng đa dạng.
Bằng cách sử dụng giải pháp tự động hóa RPA, hay Ubot, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đương đầu với những tác động của đại dịch toàn cầu và đảm bảo rằng các quy trình kinh doanh của họ hoạt động liên tục.
Ubot là giải pháp RPA được phát triển và cung cấp bởi FPT Software, công ty sản xuất phần mềm doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với sứ mệnh hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tăng tốc trên chặng đua chuyển đổi số, gia tăng sức cạnh tranh và ngày càng lớn mạnh, Ubot tiếp tục xây dựng và đa dạng hóa tính năng, tiến tới trở thành giải pháp tự động hóa tổng thể dành cho SMEs. |
>> Đọc thêm:
Ứng dụng công nghệ RPA tại SME
Cách các doanh nghiệp SME sử dụng công nghệ vượt qua đại dịch