Hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng như thế nào? Lãi tiền gửi ngân hàng là một khoản tiền được trả từ việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, phụ thuộc vào lãi suất ngân hàng đó đưa ra. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu tổng quát về lãi tiền gửi ngân hàng và cách hạch toán.

hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng

Tiền gửi ngân hàng là một trong những kênh đầu tư sinh lời của doanh nghiệp

 

Tài khoản hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng

Tiền gửi ngân hàng sinh lãi suất cho doanh nghiệp có 2 loại:

– Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn

– Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (thường là 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc lâu hơn)

Để hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng cho các khoản tiền gửi trên thì cần quan tâm đến các tài khoản sau:

  • Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng
  • Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Trong đó tiết khoản 1281 – Tiền gửi có kỳ hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của tiền gửi có kỳ hạn)
  • Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn

Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng

– Khi kế toán xuất quỹ tiền mặt chuyển đi:

  • Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển
  • Có TK 111 – Tiền mặt.

– Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về số tiền đang chuyển đã vào tài khoản của doanh nghiệp, ghi:

  • Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
  • Có TK 113 – Tiền đang chuyển.

Thu lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn

  • Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, ghi

  • Nợ TK 111 – Tiền mặt
  • Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng.

hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng

Ví dụ hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn

Để hiểu rõ hơn về cách hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng, hãy tìm hiểu ví dụ sau: (đơn vị 1000 đồng) 

Công ty ABC rút quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng số tiền 141.000. Cuối kỳ số dư trong tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp được xác nhận là 143.000. Kế toán hãy hạch toán nghiệp vụ trên.

Định khoản nghiệp vụ:

Lúc gửi tiền vào tài khoản ngân hàng

  • Nợ TK 112: 141.000
  • Có TK 111: 141.000

Hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng

  • Nợ TK 112: 2.000
  • Có TK 515: 2.000

Kế toán sẽ căn cứ vào sổ phụ, giấy báo có, giấy báo nợ từ ngân hàng để hạch toán vào sổ các khoản lãi từ tiền gửi.

hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng

Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn được hạch toán trên tài khoản 128

Hạch toán tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn

Hạch toán tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn nhận lãi định kỳ hoặc cuối kỳ

– Khi doanh nghiệp thực hiện gửi tiền có kỳ hạn, vào thời điểm gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm, căn cứ vào chứng từ gửi tiền có kỳ hạn được cấp, kế toán viên ghi:

  • Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
  • Có các TK 111, 112

– Các chi phí liên quan trực tiếp tới việc gửi tiền có kỳ hạn (Chi phí giao dịch, cung cấp thông tin, tư vấn pháp lý…), kế toán viên ghi:

  • Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
  • Có các TK 111, 112…

– Khi doanh nghiệp nhận lãi

+ Trường hợp nhận lãi định kỳ vào mỗi tháng, quý, năm thì hạch toán:

  • Nợ TK 111, 112 (nếu đã thu tiền lãi)
  • Nợ TK 138 – Phải thu khác 1388 (nếu chưa thu tiền lãi)
  • Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (nếu tiền lãi được nhập luôn vào gốc)
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

+ Khi thu hồi khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, kế toán viên ghi:

  • Nợ các TK 111, 112, 131,… (theo giá trị hợp lý)
  • Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ)

+ Trường hợp nhận lãi cuối kỳ, toàn bộ gốc và lãi của khoản tiền gửi sẽ được thanh toán vào ngày đáo hạn:

  • Nợ TK 111, 112 (nếu đã thu tiền lãi)
  • Nợ TK 138 – Phải thu khác 1388 (nếu chưa thu tiền lãi) 
  • Có TK 515  – Doanh thu hoạt động tài chính

Ví dụ:

Ngày 1/12/2021, doanh nghiệp gửi ngân hàng 1 tỷ đồng thời hạn 3 tháng, lãi nhận sau 6%/năm, ứng với số tiền 15 triệu đồng. Mặc dù đến tháng 2/2022 mới đáo hạn khoản tiền gửi, tuy nhiên tại ngày 31/12/2021, khi lập BCTC, kế toán cần trích trước khoản tiền lãi dự thu tương ứng với thời gian phát sinh 1 tháng.

Định khoản

  • Nợ TK 1388: 5 triệu đồng
  • Có TK 515: 5 triệu đồng

Khi Thu hồi khoản tiền gửi tiết kiệm, định khoản

  • Nợ TK 111,112: Tổng tiền gốc và lãi
  • Có TK 128: Số tiền gốc
  • Có TK 138: Số tiền lãi

Xem thêm: Hóa đơn trên 20tr thanh toán bằng tiền mặt xử lý như thế nào

Doanh nghiệp gửi tiền có kỳ hạn, nhận lãi ngay vào thời điểm gửi tiền

Kế toán viên vẫn thực hiện các bút toán hạch toán tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn và các chi phí liên quan. Với trường hợp này, doanh nghiệp nhận lãi luôn tại thời điểm gửi tiền, kế toán viên thực hiện bút toán:

  • Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
  • Có các TK 111, 112,… (số tiền lãi thực nhận)
  • Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (phần lãi nhận trước).

– Sau đó, do nguyên tắc đảm bảo tính đúng kỳ của doanh thu, định kỳ kế toán viên sẽ tính và kết chuyển số lãi đã ghi nhận ở TK 3387 sang TK 515, bút toán ghi nhận:

  • Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Ví dụ:

Ngày 01/01/N, công ty A lập tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng B bằng tiền mặt, trị giá 1 tỷ đồng, kỳ hạn 6 tháng, hình thức gửi tiền nhận lãi trước, lãi nhập luôn vào gốc. Lãi suất 6%/năm, ứng với 30 triệu đồng. Kế toán viên công ty A hạch toán như sau :

Ghi nhận khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và số tiền lãi nhận được:

  • Nợ TK 128: 1.030.000.000
  • Có TK 111: 1.000.000.000
  • Có TK 3387: 30.000.000

Cuối tháng 1, kế toán viên tính và kết chuyển số lãi đã ghi nhận ở TK 3387 trước đó sang TK 515:

  • Nợ TK 3387: 30.000.000 /6 = 5.000.000đ
  • Có TK 515: 5.000.000

Giải pháp UBot đã cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là giải pháp UBot Invoice và UBot Meeting. Trong thời gian tới, UBot sẽ sớm cho ra mắt bộ giải pháp tự động hóa, tối ưu hóa hiệu suất doanh nghiệp như UBot ePayment, UBot Matching, UBot Statement Checking.

Tham khảo ngay tại: https://ubot.vn/ubot-epayment/