Giảm trừ doanh thu là các khoản thường phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện bán hàng hóa, dịch vụ trong kỳ. Vậy khoản giảm trừ doanh thu là gì? Có những khoản giảm trừ doanh thu nào và các hạch toán chi tiết ra sao? Hãy xem ngay bài viết này nhé!

giảm trừ doanh thu 1

Các khoản giảm trừ doanh thu doanh nghiệp cần biết

Các khoản giảm trừ doanh thu

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, giảm trừ doanh thu là các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ. Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp.

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:

  • Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn
  • Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
  • Hàng bán bị trả lại: phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.

Tài khoản hạch toán giảm trừ doanh thu

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, để hạch toán khoản giảm trừ doanh thu, tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2 bao gồm:

TK 5211 – Chiết khấu thương mại (CKTM).

TK 5212 – Hàng bán bị trả lại.

TK 5213 – Giảm giá hàng bán.

Kết cấu tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu:

– Bên Nợ:

  • Số tiền chiết khấu thương mại doanh nghiệp thanh toán cho khách hàng.
  • Số lượng giảm giá hàng hóa bán doanh nghiệp chấp thuận cho người mua hàng.
  • Doanh thu của hàng hóa bán bị trả lại mà doanh nghiệp đã trả lại tiền cho người mua hoặc trừ vào khoản phải thu khách hàng về sản phẩm, hàng hóa đã bán.

– Bên Có:

  • Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng hóa bán bị khách hàng trả lại sang tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh.
  • Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.

giảm trừ doanh thu 2

Kế toán cần nắm vững nghiệp vụ hạch toán giảm trừ doanh thu

Nghiệp vụ hạch toán giảm trừ doanh thu cơ bản

Hạch toán các khoản chiết khấu thương mại

– Trường hợp: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 5211: CKTM cho khách hàng hưởng.

Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm.

Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách.

– Trường hợp: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 5211: CKTM cho khách hàng hưởng.

Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách.

 

Hạch toán các khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ

– Trường hợp: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 5213: giá trị hàng giảm cho khách hàng.

Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm.

Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị hàng giảm cho khách hàng

– Trường hợp: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 5213: giá trị hàng giảm cho khách hàng.

Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị giảm cho khách hàng.

 

Hạch toán khoản hàng đã bán mà khách hàng trả lại

Phản ánh khoản doanh thu của hàng bán bị trả lại

– Trường hợp: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 5212: doanh thu của số hàng bị trả lại ghi nhận giảm.

Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm.

Có TK 111, 112, 131: Tổng doanh thu bao gồm cả thuế ghi nhận giảm.

– Trường hợp: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 5212: doanh thu của số hàng bị trả lại ghi nhận giảm.

Có TK 111, 112, 131: Tổng doanh thu bao gồm cả thuế ghi nhận giảm

Phản ánh giá trị hàng nhập lại kho và ghi giảm giá vốn của hàng nhập lại kho

Nợ TK 156: giá trị hàng bị trả lại nhập kho.

Có TK 632: giá vốn hàng bị trả lại ghi nhận giảm.

 

Bút toán kết chuyển cuối kỳ khoản giảm trừ doanh thu bán hàng

Cuối kỳ kế toán, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển các khoản giảm trừ trên doanh thu cho người mua hàng ở các bút toán 3.1, 3.2 và 3.3 sang bên Nợ TK 511 để tính doanh thu thuần.

Nợ TK 511: Các khoản giảm trừ làm doanh thu giảm.

Có TK 5211: Chiết khấu thương mại làm doanh thu giảm.

Có TK 5213: Giảm giá hàng bán làm doanh thu giảm.

Có TK 5212: Hàng bán bị trả lại làm doanh thu giảm.

giảm trừ doanh thu 3

Hạch toán giảm trừ doanh thu là nghiệp vụ quen thuộc tại các doanh nghiệp thương mại

Ví dụ hạch toán giảm trừ doanh thu

Trong kỳ, doanh nghiệp phát sinh những nghiệp vụ sau:

1) Ngày 10/1, Bán lô hàng ghế gỗ trị giá 100 triệu đồng, thuế GTGT 10%, giá vốn là 80 triệu đồng. Chưa thu tiền khách hàng, khách hàng trả lại 50% do vi phạm hợp đồng.

2) Ngày 14/01, Bán bộ bàn ghế Sofa với tổng tiền chưa có VAT là 20 triệu đồng, thuế VAT: 10%. Giá vốn lô hàng là: 16 triệu đồng. Người mua được giảm giá 2% trên giá trị hàng mua.

3) Ngày 20/01, Công ty bán 2 bộ bàn ghế ăn đơn giá 4 triệu đồng, giá vốn 3 triệu đồng được chiết khấu thương mại ngay 10 %

 

Hạch toán các nghiệp vụ trên như sau:

1) Hạch toán hàng bán bị trả lại:

KHI BÁN HÀNG HÓA

– Doanh thu bán hàng hóa:

Nợ TK 131:  110 triệu đồng

Có TK 5111:  100 triệu đồng

Có TK 3331: 1 triệu đồng

– Giá vốn hàng bán:

Nợ TK 632:  80.000.000 đ

Có TK 156: 80.000.000 đ

KHI HÀNG HÓA TRẢ LẠI

– Doanh thu hàng bán trả lại:

Nợ TK 5212: 50 triệu đồng

Nợ TK 3331:  5 triệu đồng

Có TK 131:  55 triệu đồng

– Nhập lại kho:

Nợ TK 156: 50 triệu đồng

Có TK 632: 50 triệu đồng

2) Hạch toán giảm giá hàng bán

KHI BÁN HÀNG HÓA

– Định khoản bút toán khi bán hàng:

Nợ TK 131: 22 triệu đồng

Có TK 511: 20 triệu đồng

Có TK 3331: 2 triệu đồng

– Đồng thời kết chuyển giá vốn:

Nợ TK 632: 16 triệu đồng

Có TK 156: 16 triệu đồng

KHI GIẢM GIÁ HÀNG BÁN

– Định khoản bút toán giảm giá hàng bán:

Nợ TK 5213: 400.000 đồng

Nợ TK 3331: 40.000 đồng

Có TK 131: 440.000 đồng

3) Hạch toán chiết khấu thương mại

KHI BÁN HÀNG HÓA

– Định khoản bút toán khi bán hàng:

Nợ TK 131: 8,8 triệu đồng

Có TK 511: 8 triệu đồng

Có TK 3331: 0,8 triệu đồng

– Đồng thời kết chuyển giá vốn:

Nợ TK 632: 3 triệu đồng

Có TK 156: 3 triệu đồng

KHI TÍNH CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI

Nợ TK 5211: 800.000 đồng

Nợ TK 3331: 80.000 đồng 

Có TK 131: 880.000 đồng

4) Kết chuyển cuối kỳ

Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản doanh thu để xác định doanh thu thuần:

Nợ TK 511: 101.200.000 đồng

Có TK 5211: 800.000 đồng

Có TK 5212: 100.000.000 đồng

Có TK 5213: 400.000 đồng


Giải pháp UBot đã cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là giải pháp UBot Invoice và UBot Meeting. Trong thời gian tới, UBot sẽ sớm cho ra mắt bộ giải pháp tự động hóa, tối ưu hóa hiệu suất doanh nghiệp như UBot ePayment, UBot Matching, UBot Statement Checking.

Tham khảo ngay tại: https://ubot.vn/ubot-epayment/