Các khoản tương đương tiền là gì là một trong những từ khóa được quan tâm đối với những người muốn đọc hiểu và làm việc với báo cáo tài chính. Trong bài viết này, UBot sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ tiêu quan trọng này nhé!

Tổng quan về tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền và những khoản mục tương ứng hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: 

  • Tiền mặt tại quỹ
  • Tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn)
  • Tiền đang chuyển
  • Các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp.

Trên bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu này tương ứng với (mã số 110), tiền (mã số 111), các khoản tương đương tiền (mã số 112). Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112.

Xem thêm: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền mặt và tiền gửi 

cac-khoan-tuong-duong-tien-1

Các chỉ tiêu trên còn được bổ sung thêm thông tin trên phần Thuyết minh báo cáo tài chính, hỗ trợ cho việc đọc hiểu bảng cân đối kế toán.

Các khoản tương đương tiền là gì?

Các khoản tương đương tiền (cash equivalents) là những khoản đầu tư ngắn hạn, có tính thanh khoản cao (có kỳ hạn từ ba tháng trở xuống), có thể chuyển đổi thành các khoản tiền mặt và không bị ảnh hưởng đáng kể về giá trị do thay đổi lãi suất. Các khoản này chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền tại thời điểm báo cáo.

Căn cứ chủ yếu vào số dư Nợ chi tiết của các tài khoản sau, kế toán sẽ sử dụng số liệu để hạch toán:

  • Số dư Nợ chi tiết của tài khoản 1281 “Tiền gửi có kỳ hạn” (chi tiết các khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng)
  • Số dư Nợ chi tiết tài khoản 1288 “Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn” (chi tiết các khoản đủ tiêu chuẩn phân loại là tương đương tiền). 

Xem thêm: Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt theo Thông tư 200 và 133

Một số loại tài sản được xếp vào khoản tương đương tiền như đã nêu ở trên bao gồm: 

  • Kỳ phiếu ngân hàng: là một loại giấy tờ văn bản có nội dung cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập viết ra. Nội dung của kỳ phiếu sẽ yêu cầu trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh người lập phiếu trả cho người khác được quy định trong kỳ phiếu đó.
  • Tín phiếu kho bạc: là tín phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành để vay ngắn hạn cho ngân sách Nhà nước, ghi nhận cam kết của Chính phủ trong việc trả nợ gốc và lãi cho người sở hữu. Tín phiếu kho bạc là công cụ vay nợ ngắn hạn của Chính phủ thường được phát hành và có kỳ hạn.
  • Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng

cac-khoan-tuong-duong-tien-4

Tầm quan trọng của tiền và các khoản tương đương

Các khoản tương đương tiền là chỉ số quan trọng thể hiện sức khỏe của hệ thống tài chính trong một công ty:

  • Phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
  • Được thể hiện ở dòng trên cùng của bảng cân đối kế toán vì có tính thanh khoản cao nhất.
  • Đây là nguồn dự trù của doanh nghiệp trong trường hợp cần nguồn tiền có thể sử dụng ngay.
  • Đây là một phần của vốn lưu động ròng của công ty (tài sản lưu động trừ đi nợ ngắn hạn), được sử dụng để mua hàng tồn kho, trang trải chi phí hoạt động và thực hiện các giao dịch mua khác. 

cac-khoan-tuong-duong-tien-5

Hạn chế của các khoản tương đương tiền

Theo một cách nào đó, các khoản tương đương tiền có thể là một sự thất thu do tạo ra sự “giam vốn”. Công ty có thể tạo ra một tỷ lệ lãi cao hơn nếu họ dùng tiền để đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh tiềm năng. 

Nhìn chung, khi đó khoản tiền đầu tư ngắn hạn này có tỷ suất sinh lợi thấp hơn và không thể theo kịp tỷ lệ lạm phát. Do đó, các doanh nghiệp chỉ nên duy trì tiền ở một mức độ nhất định nhằm tối ưu hiệu quả sinh lời của nguồn vốn.

Lượng tiền và các khoản tương đương tiền mà một công ty nắm giữ có ý nghĩa đối với chiến lược hoạt động chung của công ty. Nhiều giả thuyết được đưa ra để làm rõ về khối lượng công ty nên nắm giữ. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào ngành và giai đoạn tăng trưởng của doanh nghiệp. 

Trên đây, UBot đã cung cấp những kiến thức tổng quan về các khoản tương đương tiền. Mong rằng bài viết hữu ích với công việc kế toán của bạn.


Giải pháp UBot đã cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là giải pháp UBot Invoice và UBot Meeting. Trong thời gian tới, UBot sẽ sớm cho ra mắt bộ giải pháp tự động hóa, tối ưu hóa hiệu suất doanh nghiệp như UBot ePayment, UBot Matching, UBot Statement Checking.

Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn