Theo Thông tư 200 và 133, biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt được xác định theo mẫu 08a-TT. Không phải ai làm kế toán cũng thành thạo cách lập biên bản này. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách lập biên bản này theo Thông tư 200 và 133.

Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt là gì?

Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt xác nhận số tiền bằng VND tồn quỹ thực tế tại một thời điểm nhất định. Đồng thời phản ánh số quỹ thừa, thiếu so với sổ quỹ. Việc lập biên bản giúp nâng cao công việc quản lý quỹ, làm cơ sở đối chiếu khi có số liệu chênh lệch.

Biên bản kiểm kê quỹ

Kế toán có thể tiến hành kiểm kê quỹ vào: định kỳ vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm; đột xuất khi cần thiết; hoặc khi bàn giao quỹ.

Một số nguyên tắc khi lập biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt:

  • Trước khi tiến hành kiểm kê, thủ quỹ phải ghi sổ quỹ tất cả các phiếu thu, phiếu chi. Đồng thời thủ quỹ phải tính số tồn quỹ đến thời điểm kiểm kê.
  • Khi kiểm kê phải lập Ban kiểm kê. Thành viên của Ban kiểm kê phải có kế toán tiền mặt hoặc kế toán thanh toán và thủ quỹ. 
  • Khi kiểm kê, ban kiểm kê phải kiểm kê chi tiết từng loại tiền và ghi chi tiết trên Bảng kiểm kê.
  • Nếu kết quả kiểm kê phát sinh chênh lệch, Ban kiểm kê phải báo cáo giám đốc để xem xét tìm cách giải quyết hợp lý.

Ngoài ra, có thể xem thêm quy định về kiểm kê tiền mặt, giấy tờ có giá tại Thông tư số 33/2017/TT-BTC về Kiểm kê tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quỹ cuối ngày (Điều 32)

Xem thêm: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền mặt và tiền gửi

Mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt

Theo Thông tư 200 và 133, biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt được xác định theo mẫu 08a-TT và có nội dung cơ bản giống nhau bao gồm:

  • Thông tin đơn vị, bộ phận
  • Mẫu số
  • Tên bảng 
  • Thời gian lập biên bản
  • Thành viên hội đồng kiểm kê quỹ
  • Kết quả kiểm kê quỹ tiền mặt (chi tiết theo số lượng tiền và giá trị tiền):
    • Số dư theo sổ quỹ
    • Số kiểm kê thực tế chi tiết theo từng loại tiền
    • Chênh lệch quỹ
  • Lý do thừa/ thiếu quỹ
  • Kết luận kết quả kiểm kê
  • Chữ ký xác nhận của kế toán trưởng, thủ quỹ, các thành viên kiểm kê có liên quan

Theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Biên bản kiểm kê quỹ

Theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC

Biên bản kiểm kê quỹ

Nội dung cần lưu ý trên biên bản kiểm kê quỹ

Khi lập biên bản cần lưu ý những nội dung sau:

  • Góc trên bên trái: Ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu), bộ phận. 
  • Ghi rõ số hiệu chứng từ và thời điểm kiểm kê (….giờ ….ngày ….tháng ….năm ….). 
  • Ghi đầy đủ thông tin của tất cả thành viên trong ban kiểm kê
  • Dòng “Số dư theo sổ quỹ”: Căn cứ vào số tồn quỹ trên sổ quỹ tại ngày, giờ cộng sổ kiểm kê quỹ để ghi vào cột 2.
  • Dòng “Số kiểm kê thực tế”: Căn cứ vào số kiểm kê thực tế để ghi theo từng loại tiền vào cột 1 và tính ra tổng số tiền để ghi vào cột 2.
  • Dòng chênh lệch: Ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu giữa số dư theo sổ quỹ với số kiểm kê thực tế. 

Trên Bảng kiểm kê quỹ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu quỹ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê.

Bảng kiểm kê quỹ phải có chữ ký của thủ quỹ, Trưởng ban kiểm kê và kế toán trưởng. Mọi khoản chênh lệch quỹ đều phải báo cáo giám đốc doanh nghiệp xem xét giải quyết. 

Biên bản kiểm kê quỹ lập thành 2 bản: 

  • 1 bản lưu ở thủ quỹ.
  • 1 bản lưu ở kế toán quỹ tiền mặt hoặc kế toán thanh toán.

Giải pháp UBot đã cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là giải pháp UBot Invoice và UBot Meeting. Trong thời gian tới, UBot sẽ sớm cho ra mắt bộ giải pháp tự động hóa, tối ưu hóa hiệu suất doanh nghiệp như UBot ePayment, UBot Matching, UBot Statement Checking.

Tham khảo ngay tại: https://ubot.vn/ubot-epayment/