Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là một chủ đề có độ khó cao hơn so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, chủ đề này lại thường xuyên xuất hiện không chỉ trong các bài thi chứng chỉ kế toán mà xuất hiện nhiều trong hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay.

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (TNDN hoãn lại) có thể hiểu rất đơn giản là số thuế mà doanh nghiệp sẽ phải nộp nhưng chưa nộp ở hiện tại mà nộp trong tương lai.

Thuế TNDN hoãn lại được biết đến là công cụ mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh chi phí thuế theo quy định của luật thuế TNDN về chi phí thuế tuân theo các quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam.

1. Lý do phát sinh thuế TNDN hoãn lại

Việc doanh nghiệp thu hồi giá trị tài sản hoặc doanh nghiệp thanh toán nợ phải trả thường sẽ làm cho số thuế TNDN phải trả trong tương lai lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với số thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. 

Như vậy, tuy khoản thu hồi hoặc thanh toán này không gây ảnh hưởng đến tổng số thuế TNDN song doanh nghiệp vẫn phải ghi nhận khoản thuế TNDN này và ghi nhận dưới dạng thuế TNDN hoãn lại ngoại trừ một số trường hợp nhất định.

Hiểu theo một cách đơn giản hơn thì sự xuất hiện của thuế TNDN hoãn lại là do có sự khác biệt trong cơ sở, nguyên tắc ghi nhận các khoản mục trên Báo cáo tài chính giữa thuế và kế toán. Tuy nhiên, trên Báo cáo tài chính thì nghĩa vụ thuế cần được thể hiện theo cả kế toán và theo cả thuế. Vì vậy để đảm bảo có sự cân bằng giữa nghĩa vụ thuế theo thuế và nghĩa vụ thuế theo kế toán thì cần có sự xuất hiện của chỉ tiêu thuế TNDN hoãn lại.

Xét trên góc độ Báo cáo kết quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thuế TNDN (CIT) sẽ được tính như sau:

  • Theo kế toán: CIT = Lợi nhuận kế toán trước thuế * tỷ lệ % CIT
  • Theo thuế: CIT = (Lợi nhuận chịu thuế – Các khoản lỗ kết chuyển) * tỷ lệ % CIT

Tuy nhiên, kế toán viên đều biết lợi nhuận kế toán trước thuế sẽ có chênh lệch với lợi nhuận thuế.

Giả sử có khoản doanh thu phải ghi nhận theo quy định kế toán nhưng không ghi nhận theo quy định thuế hoặc những khoản chi phí phân bổ dần vào chi phí từng kỳ  theo quy định kế toán song phải ghi nhận toàn bộ vào thời điểm phát sinh để tính thuế theo quy định về thuế.

Như vậy, chi phí thuế TNDN tính theo nguyên tắc kế toán sẽ không thể giống tính theo nguyên tắc thuế. 

Xét từ góc độ Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, sự khác nhau về nguyên tắc, cơ sở ghi nhận của một số khoản mục giữa kế toán và thuế sẽ làm cho giá trị  của một khoản mục xác định theo kế toán và thuế cũng có sự khác biệt.

  • Giá trị xác định theo quy định thuế: cơ sở tính thuế (tax base)
  • Giá trị xác định theo nguyên tắc kế toán: cơ sở kế toán (accounting base)

Theo đó:

Có thể thấy, giữa cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán sẽ có chênh lệch, thực tế chênh lệch giữa hai cơ sở này được chia thành 3 nhóm:

  • Chênh lệch vĩnh viễn: nếu các khoản thu nhập, chi phí được ghi nhận cho mục đích kế toán nhưng không được ghi nhận cho mục đích thuế thì sẽ làm phát sinh chênh lệch vĩnh viễn. Ví dụ: Thu nhập được miễn thuế; Chi phí không được khấu trừ;
  • Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế TNDN: là khoản chênh lệch làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thuế TNDN trong tương lai, chênh lệch tạm thời phải chịu thuế là  chênh lệch làm phát sinh thuế TNDN hoãn lại phải trả.
  • Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: là khoản chênh lệch làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai, chênh lệch tạm thời được khấu trừ là chênh lệch làm phát sinh tài sản TNDN hoãn lại.

Chênh lệch giữa cơ sở kế toán và cơ sở thuế chính là yếu tố làm phát sinh Thuế TNDN hoãn lại. Về cơ bản, việc xác định số chênh lệch này hay xác định thuế TNDN hoãn lại cũng thực hiện tương tự như việc công ty lập các khoản dự phòng, trích trước chi phí.

Tuy nhiên, thực tế thuế TNDN hoãn lại không chỉ phát sinh từ chênh lệch giữa các cơ sở kế toán, thuế mà còn phát sinh từ giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuếkhoản ưu đãi thuế chưa sử dụng. 

Bên cạnh đó, thuế TNDN hoãn lại cần được xác định theo thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán.

2. Cách xác định thuế TNDN hoãn lại trong một số trường hợp

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là bao nhiêu?

Ví dụ 1: Doanh nghiệp A có một khoản phải thu khách hàng, trị giá ghi sổ là 300 triệu VNĐ. Doanh thu 300 triệu VNĐ tương ứng đã được tính và thu nhập chịu thuế TNDN năm hiện hành. 

⇒ Khoản phải thu khách hàng này có:

  • Cơ sở kế toán = 300 triệu VNĐ
  • Cơ sở thuế = 300 triệu VNĐ

Trường hợp này không phát sinh chênh lệch tạm thời và thuế TNDN hoãn lại.

Ví dụ 2: Doanh nghiệp B ghi nhận một khoản cổ tức, phải thu từ công ty con thành viên của mình, trị giá khoản phải thu là 200 triệu VNĐ. Theo quy định của Pháp luật, cổ tức thu nhận từ công ty con thành viên là khoản thu nhập không phải chịu thuế TNDN. 

⇒ Khoản cổ tức phải thu từ công ty con:

  • Cơ sở kế toán = 200 triệu VNĐ.
  • Cơ sở thuế = 0 VNĐ

Trường hợp này làm phát sinh chênh lệch tạm thời, có trị giá là 200 triệu. Tuy nhiên, xét theo 3 dạng chênh lệch tạm thời ở trên, trường hợp này là chênh lệch vĩnh viễn vì thu nhập của doanh nghiệp là thu nhập không chịu thuế. Vì vậy, trường hợp này cũng không làm phát sinh thuế TNDN hoãn lại.

Ví dụ 3: Doanh nghiệp C có TSCĐ, nguyên giá 500 triệu VNĐ. Thời gian khấu hao của TSCĐ này là 5 năm, khấu hao lũy kế hiện tại là 100 triệu. Tuy nhiên, theo quy định về thuế, tài sản này thuộc nhóm tài sản trích khấu hao trong 10 năm

⇒ TSCĐ này có giá trị còn lại: 

  • Cơ sở kế toán = 400 triệu VNĐ.
  • Cơ sở thuế = 450 triệu VNĐ

Trường hợp này là phát sinh chênh lệch tạm thời, có trị giá là 50 triệu.

Vì cơ sở kế toán (400 triệu) nhỏ hơn cơ sở thuế (450 triệu) 

chi phí theo kế toán nhỏ hơn chi phí theo thuế

lợi nhuận theo kế toán nhỏ hơn lợi nhuận theo thuế

chi phí thuế theo kế toán nhỏ hơn chi phí thuế theo thuế.

Do vậy, doanh nghiệp cần ghi “giảm dự phòng nghĩa vụ thuế” vào thời điểm hiện tại. Xét theo 3 dạng chênh lệch tạm thời ở trên, trường hợp này thuộc về chênh lệch tạm thời được khấu trừ ⇒ kế toán viên ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại.

Ví dụ 4: Doanh nghiệp D có một TSCĐ, nguyên giá 500 triệu đồng. Thời gian khấu hao của TSCĐ này là 10 năm. Khấu hao lũy kế của tài sản hiện tại là 50 triệu. Tuy nhiên, theo quy định về thuế, tài sản này thuộc nhóm tài sản phải trích khâu hao trong vòng 5 năm.

⇒ TSCĐ này có giá trị còn lại: 

  • Cơ sở kế toán = 450 triệu VNĐ.
  • Cơ sở thuế = 400 triệu VNĐ

Trường hợp này là phát sinh chênh lệch tạm thời, có trị giá là 50 triệu.

Vì cơ sở kế toán (450 triệu) lớn hơn cơ sở thuế (400 triệu) 

chi phí theo kế toán lớn hơn chi phí theo thuế

lợi nhuận theo kế toán lớn hơn lợi nhuận theo thuế

chi phí thuế theo kế toán lớn hơn chi phí thuế theo thuế

Do vậy, doanh nghiệp cần ghi “tăng dự phòng nghĩa vụ thuế” vào thời điểm hiện tại. Xét theo 3 dạng chênh lệch tạm thời ở trên, trường hợp này thuộc về chênh lệch tạm thời phải chịu thuế ⇒ kế toán viên ghi nhận thuế TNDN hoãn lại.

———-

 

UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp – cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:

  • UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
  • UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
  • UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
  • UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ

Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn