Tài khoản lưỡng tính là loại tài khoản đặc biệt trong kế toán, phản ánh toàn diện các giao dịch ảnh hưởng đến cả tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
1. Tài khoản lưỡng tính là gì ?
Tài khoản lưỡng tính là những tài khoản kế toán có khả năng ghi nhận số dư cuối kỳ ở cả hai bên nợ và có. Trong khi các tài khoản đơn tính thông thường chỉ được có số dư bên có hoặc số dư bên nợ hoặc không có số dư cuối kỳ.
Lý do là vì bên Nợ/Có của các TK này có thể phản ánh 1 số giao dịch có bản chất đặc biệt mà không thể bù trừ cho bên còn lại
Tài khoản lưỡng tính có đặc điểm là nó thuộc cả phần tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
2. Tổng hợp các tài khoản kế toán lưỡng tính
Các tài khoản lưỡng tính bao gồm:
- TK 131: Phải thu của khách hàng
- TK 331: Phải trả cho người bán
- TK 1388: Phải thu khác
- TK 334: Phải trả cho người lao động
- TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
- TK 338: Phải trả khác
- TK 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
3. Cách hạch toán các tài khoản lưỡng tính
3.1. Tài khoản 131 – Phải thu khách hàng
- Số dư bên nợ: Phản ánh tổng giá trị của các khoản tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp, tức là các khoản tiền mà doanh nghiệp chưa thu được từ khách hàng.
- Số dư bên có: Phản ánh số tiền nhận trước của doanh nghiệp từ khách hàng hoặc số đã thu nhiều hơn số tiền phải thu của khách hàng
Ví dụ: Tài khoản 131 có số dư bên Có:
Ngày 8/11/2021, Doanh nghiệp nhận ứng trước của công ty A 50 triệu đồng tiền gửi ngân hàng, đã có báo giấy báo có của ngân hàng
Nợ TK 1121 : 50
Có TK 131 : 50
Ví dụ: Tài khoản 131 có số dư bên Nợ:
Doanh nghiệp bán lô hàng trị giá 100 triệu đồng chưa gồm thuế GTGT 10% cho công ty B. Công ty B đã nhận hàng và hẹn kỳ sau thanh toán.
Định khoản bút toán phải thu khách hàng
Nợ TK 131: 110.000.000
Có TK 511: 100.000.000
Có TK 33311: 10.000.000
3.2. Tài khoản 138 – Phải thu khác
– Tài khoản 1388 có số dư bên Nợ: Phản ánh các khoản tiền mà doanh nghiệp phải thu từ các bên khác, không phải là khách hàng chính thức.
– Tài khoản 1388 có số dư bên Có: Phản ánh đang thu số tiền đã thu lớn hơn số phải thu, chẳng hạn như các khoản nợ từ các đối tác kinh doanh hoặc các khoản vay.
Ví dụ:Tài khoản 1388 có số dư bên có:
Ngày 10/08/2023, A trả tiền cho B qua ngân hàng. Tuy nhiên, A chuyển thừa 20.000.000 đồng.
Nợ TK 1121: 20.000.000
Có TK 1388: 20.000.000
Ví dụ: Tài khoản 1388 có số dư bên nợ:
Công ty A kiểm kê hàng hóa phát hiện thiếu hàng trị giá 50.000.000 đồng
Nợ TK 138: 50.000.000
Có TK 156: 50.000.000
3.3. Tài khoản 331 – Phải trả người bán
- Số dư bên Có: Phản ánh số tiền phải trả cho người bán hàng, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp.
- Số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán, cung cấp dịch vụ hoặc số tiền đã thanh toán nhiều hơn số phải trả cho theo từng đối tượng cụ thể
Ví dụ: Tài khoản 331 có số dư bên Có:
Doanh nghiệp mua vật liệu nhập kho chưa trả tiền cho công ty X. Trên hóa đơn, giá mua cả thuế giá trị gia tăng 10% là 440.000 đồng.
Nợ TK 152: 400.000
Nợ TK 1331: 40.000
Có TK 331: 440.000
Ví dụ: Tài khoản 331 có số dư bên Nợ:
Doanh nghiệp mua một lô hàng, bên cung cấp yêu cầu ứng trước 20.000.000 đồng.
Nợ 331: 20.000.000
Có 112: 20.000.000
3.4. Tài khoản 334 – Phải trả người lao động
– Số dư bên Có: Số tiền mà doanh nghiệp đang nợ phải trả cho nhân viên. Đây thường là các khoản lương, thưởng, phụ cấp và các khoản đóng góp vào bảo hiểm xã hội.
– Số dư bên Nợ: phản ánh số tiền đã thanh toán lớn hơn số tiền phải trả về tiền công, tiền lương hoặc dùng để ghi nhận các khoản giảm trừ số tiền phải trả cho nhân viên do phạt, đền bù thiệt hại.
Ví dụ: Tài khoản 3334 có số dư bên Có:
Tháng 12/2023 kế toán tính ra số lương phải trả cho người lao động là 20.000.000
Nợ TK 622; 627; 641; 642: 20.000.000
Có TK 3341: 20.000.000
Ví dụ: Tài khoản 334 có số dư bên Nợ:
Tháng 12/2021 kế toán chuyển lương cho nhân viên qua ngân hàng nhưng chuyển 25 triệu đồng, thừa 5 triệu đồng.
Nợ TK 3341: 15.000.000
Có TK 1121: 15.000.000
Lúc này TK 3341 có dư Nợ 5.000.000đ là khoản lương đã chuyển thừa
3.5. Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
– Số dư bên Có: Phản ánh số tiền mà doanh nghiệp đang nợ phải thanh toán cho cơ quan thuế và các tổ chức quản lý thuế khác.
– Một số trường hợp, tài khoản 333 có thể có số dư bên Nợ phản ánh doanh nghiệp đã chi trả trước cho các khoản thuế hoặc các khoản phải nộp khác cho nhà nước. Hoặc số tiền thuế đã được giảm, miễn, cho thoái thu nhưng chưa thực hiện thoái thu.
Ví dụ: Tài khoản 333 có số dư bên Có
Tháng 10/2023 phải nộp thuế TNCN cho nhà nước là 10.000.000
Nợ TK 3341: 10.000.000
Có TK 3335: 10.000.000
Ví dụ: Tài khoản 333 có số dư bên Nợ:
Ngày 10/07/2021 doanh nghiệp nộp thuế GTGT cho nhà nước là 30 triệu đồng bằng chuyển khoản ngân hàng. Biết tháng 06, số thuế doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước là 28 triệu đồng.
Nợ 33311: 30.000.000
Có 1121: 30.000.000
Lúc này, TK 333 sẽ dư nợ 2 triệu đồng là khoản nộp thừa vào ngân sách nhà nước.
3.6. Tài khoản 338 – Phải trả khác
– Số dư bên Có tài khoản 338 phản ánh các khoản trích lập về doanh nghiệp đang nợ cho các bên thứ ba, chẳng hạn như các khoản nợ vay ngắn hạn, các khoản trích lập BHXH, chênh lệch giá trị TSCĐ/thừa chờ xử lý
– Tài khoản 338 có thể có số dư bên Nợ phản ánh số tiền đã thanh toán nhiều hơn số tiền phải trả,phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội chi trả công nhân viên chưa thanh toán hay kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù.
Ví dụ: Tài khoản 338 có số dư bên Có:
Ngày 31/12/2023, trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN người lao động phải nộp là 11.000.000
Nợ 3341: 11.000.000
Có 3383: 5.500.000
Có 3384: 3.000.000
Có 3386: 2.500.000
Ví dụ: Tài khoản 338 có số dư bên Nợ:
Cùng doanh nghiệp trên, sang 1/9/2021 số tiền BHXH, BHYT, BHTN doanh nghiệp nộp là 12.000.000 qua ngân hàng.
Nợ 3383: 6.000.000
Nợ 3384: 3.000.000
Nợ 3386: 2.500.000
Có 1121: 12.000.000
Tài khoản 338 lúc này dư nợ 1 triệu đồng phản ánh số tiền bảo hiểm nộp thừa vào ngân sách nhà nước.
3.7. Tài khoản 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
– Số dư 421 bên Nợ: Thể hiện số tiền lỗ từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
– Số dư 421 bên Có: Thể hiện số tiền mà doanh nghiệp đã thu được sau khi trừ đi các chi phí và các khoản nợ khác, nhưng chưa được phân phối cho cổ đông.
Ví dụ: Tài khoản 421 có số dư bên Nợ:
Năm 2022 doanh nghiệp lỗ 100.000.000 đồng
Nợ 4212: 100.000.000
Có 911: 100.000.000
Ví dụ: Tài khoản 421 số dư bên Có:
Năm 2023 công ty lãi 500.000.000
Nợ 911: 500.000.000
Có 4212: 500.000.000
——
UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp – cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:
- UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
- UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
- UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
- UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ
Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn