Theo công văn  Công văn 2392/TCT-QLRR của Tổng cục Thuế, kể từ ngày 15/06/2023, tính năng cảnh báo rủi ro khi vượt quá hệ số K đã chính thức được triển khai trên ứng dụng hoá đơn điện tử. Vậy Hệ số K là gì?

Hệ số K là gì?

Hệ số K (hay Tham số K) là hệ số cảnh báo hoá đơn mà cơ quan thuế sử dụng để kiểm soát hóa đơn điện tử, ngăn chặn tình trạng xuất hóa đơn khống; nếu số liệu hoá đơn của doanh nghiệp vượt quá hệ số K, doanh nghiệp sẽ bị xếp vào nhóm có rủi ro cao về hoá đơn. 

Hệ số K là gì?

 

Công thức tính K:

K = Tổng giá trị hàng hoá bán ra trên hoá đơn / (Tổng giá trị hàng tồn kho + Tổng giá trị hàng mua vào trên hoá đơn)

  • Hệ số K bao nhiêu là rủi ro?

K < 1 được xem là mức an toàn vì lượng hàng hoá bán ra nhỏ hơn giá trị hàng hoá tồn kho và mua vào

K > 1 được xem là có rủi ro sai phạm về xuất hoá đơn khống, bởi cơ quan thuế sẽ đặt nghi vấn tại sao giá trị hàng hoá bán ra lại nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho và hàng mua vào.

Vì vậy, Hệ số K càng cao thì mức độ rủi ro càng cao và doanh nghiệp thường phải giải trình

Cách tính

 

Doanh nghiệp gặp vấn đề gì nếu vượt ngưỡng hệ số K?

Nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn, chứng từ vượt ngưỡng hệ số cảnh báo K thì sẽ bị áp dụng các biện pháp kiểm soát sau:

+ Doanh nghiệp sẽ bị cảnh báo và đưa vào danh sách cần quản lý đặc biệt

+ Cơ quan Thuế sẽ dựa vào danh sách các doanh nghiệp bị cảnh báo này để tiếp tục xem xét và xác định các trường hợp phải ngừng sử dụng hoá đơn. Doanh nghiệp vi phạm sẽ nhận được thông báo này thông qua phần mềm hoá đơn điện tử.

Rủi ro hệ số K

Kế hoạch triển khai áp dụng kiểm soát theo hệ số K

– Hiện nay, “Danh sách NNT thuộc diện giám sát xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn” đã có thể được kết xuất trên chức năng liên quan tại Ứng dụng hóa đơn điện tử theo dữ liệu kiểm soát được tổng hợp đến hết ngày 14/6/2023. Trên cơ sở danh sách kết xuất được, cơ quan thuế phân công công chức thực hiện kiểm tra Người nộp thuế.

– Nếu doanh nghiệp thuộc diện đánh giá có rủi ro theo hệ số K sẽ được cán bộ thuế yêu cầu giải trình, xác minh… Doanh nghiệp hãy chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu như:

+ Chứng từ mua sắm tài sản cố định;

+ Chứng từ nhập/xuất kho; biên bản kiểm kê

+ Bảng kê mua vào bán ra theo tháng/quý DN kê khai;

+ Sao kê tài khoản ngân hàng; 

+ Sổ chi tiết công nợ phải thu phải trả;

+ …

Mỗi giao dịch cần có đầy đủ bộ chứng từ đi kèm: hoá đơn; hợp đồng; biên bản nghiệm thu; phiếu giao nhận…

Tổng kết

Nhìn chung, hệ số K chỉ mang tính chất cảnh báo, một công cụ hỗ trợ giúp Tổng cục Thuế xác định các doanh nghiệp có rủi ro về thuế. Doanh nghiệp vượt hệ số K nhưng nếu chứng minh được các giao dịch là minh bạch, hợp pháp, đúng thực tế thì không phải chịu rắc rối pháp lý nào.

UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:

  • UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
  • UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
  • UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
  • UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ

Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn