Nguyên giá tài sản cố định (TSCĐ) là gì? Cách xác định nguyên giá TSCĐ như thế nào là câu hỏi thường trực của nhiều kế toán. Bài viết này UBot sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức chi tiết nhất!

Nguyên giá TSCĐ là gì?

Nguyên giá tài sản cố định là giá trị hợp lý của tài sản, đó là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đầu tư vào tài sản cố định.

 

Tài sản cố định bao gồm 03 loại:

  • TSCĐ hữu hình
  • TSCĐ vô hình
  • TSCĐ thuê tài chính

Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải… . Trong bài viết này, UBot sẽ chia sẻ kiến thức xoay quanh cách xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình.

nguyen-gia-tscd-1

Xem thêm: Khấu hao TSCĐ là gì? Các phương pháp tính khấu hao

Cách xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình

#1 TSCĐ hữu hình do mua sắm

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): 

Nguyên giá TSCĐ = Giá mua thực tế Các khoản thuế + Các chi phí liên quan trực tiếp

Trong đó:

  • Giá mua thực tế phải trả: Là giá trên hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng
  • Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)
  • Các chi phí liên quan trực tiếp: phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

Nếu TSCĐ mua trả chậm trả góp

Nguyên giá TSCĐ = Giá mua tại thời điểm mua Các khoản thuế + Các chi phí liên quan trực tiếp

Nếu TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất

  • Giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn 
  • TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá được xác định như trên

Lưu ý:  Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định.

Xem thêm: Hạch toán thanh lý tài sản cố định và hướng dẫn chi tiết

#2 TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi

Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định:

Nguyên giá TSCĐ = Giá trị hợp lý TSCĐ hữu hình Các khoản thuế + Các chi phí liên quan trực tiếp

Trong đó:

  • Giá trị hợp lý TSCĐ hữu hình là giá của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về)
  • Các khoản thuế và chi phí liên quan tương tự như trên

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi.

nguyen-gia-tscd-2

#3 TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.

Nguyên giá TSCĐ = Giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình Các chi phí liên quan trực tiếp

Trong đó: các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất).

#4 TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng

Nguyên giá TSCĐ = Giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành Lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác

Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.

nguyen-gia-tscd-3

#5 Tài sản cố định hữu hình được cấp; được điều chuyển đến

Nguyên giá TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật Các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử…

#6 Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp

  • Giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc
  • Doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc
  • Do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trong bài viết này, UBbot đã tổng hợp những kiến thức cơ bản về nguyên giá TSCĐ hữu hình. Hy vọng bài biết hữu ích với bạn trong quá trình hạch toán và quản lý tài sản.


Giải pháp UBot đã cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là giải pháp UBot Invoice, UBot Meeting, UBot ePayment, UBot Matching, UBot Statement Checking.

Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn