Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) là nghiệp vụ kế toán cơ bản trong mỗi doanh nghiệp. Kế toán cần nắm rõ các phương pháp khấu hao TSCĐ để áp dụng vào công tác hạch toán. Hãy theo dõi bài viết dưới dây của UBot để tìm hiểu chi tiết nhé!

Khấu hao TSCĐ là gì?

Tài sản cố định (TSCĐ) sau một thời gian sử dụng thì sẽ bị giảm giá trị do nhiều nguyên do như bị cọ sát, hao mòn, lỗi thời,… Sự suy giảm giá trị của tài sản cố định được thể hiện thông qua khấu hao.

Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam VAS: Khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản cố định hữu hình/ vô hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

Một số khái niệm liên quan đến khấu hao TSCĐ kế toán cần quan tâm:

  • Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
  • Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà tài sản cố định hữu hình/ vô hình phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình và cách xác định mới nhất

khau-hao-tscđ-2

Doanh nghiệp được trích khấu hao với những loại tài sản nào?

Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình

Một số loại tài sản cố định hữu hình có thể liệt kê như: Máy móc sử dụng trong hoạt động sản xuất, trang thiết bị văn phòng, phương tiện phục vụ cho mục đích đi lại của doanh nghiệp…

Tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình.

Những dạng tài sản cố định vô hình thường thấy trong các doanh nghiệp có thể kể đến như: Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ, các văn bằng sáng chế…

khau-hao-tscđ-3

Các phương pháp khấu hao TSCĐ

Khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng. Do ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh nên việc sử dụng các phương pháp khấu hao đòi hỏi phải thống nhất và phù hợp. 

Hiện nay các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba phương pháp khấu hao sau:

  • Phương pháp khấu hao đường thẳng;
  • Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh;
  • Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Phương pháp khấu hao đường thẳng

Theo Điều 13, thông tư số 45/2013/TT-BTC, phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp này phụ thuộc vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất vì tính đơn giản của nó.

Khấu hao trung bình hằng năm được tính theo công thức:

Mức trích khấu hao trung bình hằng năm = Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian trích khấu hao TSCĐ

Trong trường hợp nếu tài sản cố định bắt đầu hoặc kết thúc khấu hao không phải là ngày đầu hoặc cuối tháng mà lại là ngày trong tháng thì trong trường hợp này phải tính mức trích khấu hao trung bình theo từng ngày nhân với số ngày tăng hoặc nhân với số ngày giảm của tài sản cố định trong tháng đó.

Xem thêm: Hạch toán thanh lý tài sản cố định và hướng dẫn chi tiết

Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh

Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh là phương pháp khấu hao mà mức trích khấu hao hằng năm được tính theo tỷ lệ khấu hao nhanh, do đó mức khấu hao những năm đầu rất lớn, các năm sau sẽ giảm dần. 

Theo Điều 13 thông tư số 45/2013/TT-BTC: Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
  • Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

– Mức khấu hao hằng năm của tài sản cố định:

Mức khấu hao hằng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ  x Tỷ lệ khấu hao nhanh 

– Tỷ lệ khấu hao nhanh: 

Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo PP đường thẳng = 1 x 100%
thời gian sử dụng của TSCĐ

– Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định Theo thông tư số 45/2013/TT-BTC như sau:

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm ( t ≤ 4 năm) 1,5
Trên 4 năm (t > 4 năm) 2,0

khau hao tscđ

Phương pháp tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Theo điều 13 thông tư số 45/2013/TT-BTC khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm được áp dụng trong trường hợp máy móc thiết bị thỏa mãn được các yêu cầu như:

  • Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
  • Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định; 
  • Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế. 

Mức khấu hao tính theo 1 đơn vị sản phẩm như sau:

Mức khấu hao tính theo 1 đơn vị sản phẩm = Giá trị TSCĐ được khấu hao
Tổng sản phẩm SX theo thiết kế của TSCĐ

– Mức khấu hao tính trong 1 tháng:

Mức khấu hao tính trong 1 tháng = Sản lượng sản phẩm thực hiện trong 1 tháng x Mức khấu hao tính theo 1 đơn vị sản phẩm

Trong bài viết này, UBbot đã tổng hợp những kiến thức cơ bản về khấu hao TSCĐ. Hy vọng bài biết hữu ích với bạn trong quá trình hạch toán và quản lý tài sản.


Giải pháp UBot đã cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là giải pháp UBot Invoice và UBot Meeting. Trong thời gian tới, UBot sẽ sớm cho ra mắt bộ giải pháp tự động hóa, tối ưu hóa hiệu suất doanh nghiệp như UBot ePayment, UBot Matching, UBot Statement Checking.

Tham khảo ngay tại: https://ubot.vn/ubot-epayment/