Kế toán giá thành là vị trí quan trọng tại các doanh nghiệp sản xuất. Việc tính toán chính xác và đầy đủ giá thành sản phẩm và dịch vụ không chỉ cung cấp thông tin quan trọng cho nhà quản trị mà còn đóng góp quan trọng trong việc quản lý chi phí hiệu quả. Để trở thành kế toán hạch toán giá thành, không chỉ cần nắm vững chuyên môn mà còn cần sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng bước hạch toán, tính toán.
1. Kế toán giá thành là gì?
Theo cách hiểu đơn giản, kế toán giá thành là vị trí kế toán có nhiệm vụ tính toán các loại chi phí thực tế cấu thành nên giá trị của sản phẩm. Từ đó, dựa trên giá thành, doanh nghiệp cũng có thể xác định được giá bán cho sản phẩm cũng như tổng hợp và phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với một doanh nghiệp thì chi phí và giá thành là những tiêu chí quan trọng hàng đầu. Vì vậy kế toán làm giá thành luôn gắn liền với kế toán chi phí. Việc hạch toán chính xác sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn và giá thành và chi phí, là căn cứ cho những quyết định quan trọng của tổ chức.
2. Vai trò của kế toán giá thành trong doanh nghiệp?
Kế toán giá thành là vị trí quan trọng trong doanh nghiệp với những vai trò sau:
- Quản lý chi phí: Kế toán giúp doanh nghiệp quản lý và kiểm soát chi phí sản xuất một cách hiệu quả. Bằng cách tính toán và phân tích giá thành sản phẩm, doanh nghiệp có thể xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, từ đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu chi phí không cần thiết và tối ưu hóa hoạt động sản xuất.
- Đưa ra quyết định kinh doanh: Thông qua việc cung cấp thông tin về giá thành, kế toán hỗ trợ các nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược. Các quyết định về giá cả, mức độ sản xuất và phân phối sản phẩm có thể được dựa trên thông tin về giá thành để đảm bảo lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất: Kế toán cung cấp các chỉ số và thước đo để đánh giá hiệu quả của quy trình sản xuất. Bằng cách so sánh giữa giá thành kế hoạch và giá thành thực tế, doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của hoạt động sản xuất và tìm ra những cơ hội cải thiện.
- Xác định giá cả cạnh tranh: Thông qua việc phân tích giá thành của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh, kế toán giúp doanh nghiệp xác định được vị trí cạnh tranh trên thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp áp dụng chiến lược giá cả phù hợp để thu hút khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận.
- Định giá mới sản phẩm: Khi phát triển sản phẩm mới, kế toán hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác định giá thành và đề xuất giá bán phù hợp với chi phí sản xuất và lợi nhuận mong muốn.
Với những DN quy mô nhỏ, thường bộ phận này do Kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp kiêm nhiệm. Tại các DN quy mô lớn hơn, nhất là ở các DN sản xuất và xây lắp, khối lượng công việc phát sinh nhiều, nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó kế toán trưởng/cán bộ phụ trách kế toán có thể bố trí riêng nhân sự làm kế toán về giá thành.
3. Những công việc mà kế toán giá thành cần đảm nhận
Công việc và cũng là nhiệm vụ chính khi hạch toán giá thành chính là tính được giá thành của sản phẩm và đề ra các biện pháp khắc phục các nhược điểm, đồng thời phát huy ưu điểm từ các số liệu tính được. Muốn tính được giá thành của sản phẩm, kế toán phải thực hiện những công việc sau:
3.1. Tính giá thành sản phẩm
- Thu thập thông tin và tập hợp chi phí liên quan đến sản xuất và phân phối sản phẩm, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, lao động, máy móc, khấu hao tài sản, tiền lương,… và các chi phí khác để làm cơ sở tính giá thành sản phẩm.
- Dựa trên dữ liệu thu thập được, phân loại chi phí thành các loại khác nhau như chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí biến đổi và chi phí cố định.
- Sau đó kế toán tính toán giá thành của từng sản phẩm dựa trên chi phí liên quan và phương pháp tính toán được áp dụng, như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, hoặc phương pháp phân bước.
3.2. Hạch toán vào tài khoản kế toán
Kế toán giá thành cần xây dựng và duy trì hệ thống hạch toángiá thành để quản lý thông tin về giá thành sản phẩm. Với phương pháp kế toán đã được chọn, kế toán sẽ hạch toán chi phí giá thành vào những tài khoản liên quan.
Tài khoản mà kế toán sử dụng để hạch toán giá thành là:
- 621 (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
- 622 (Chi phí nhân công trực tiếp)
- 627 (Chi phí sản xuất chung)
- 154 (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang)
Để hạch toán giá thành, kế toán cũng cần đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, làm cơ sở để hạch toán giá thành sản xuất trong một kỳ đầy đủ và chính xác.
3.3. Phân tích và lập báo cáo
Kế toán phải phân tích dữ liệu giá thành để đưa ra các báo cáo và phân tích về hiệu quả sản xuất, chi phí sản xuất và lợi nhuận, giúp quản lý ra quyết định chiến lược kinh doanh. Một số báo cáo mà kế toán cần thực hiện như:
- Báo cáo tổng hợp, phân tích hiệu quả sản xuất
- Báo cáo giá thành
- Báo cáo chi phí sản xuất
- Báo cáo tình trạng thực hiện đơn hàng
Hỗ trợ định giá sản phẩm mới bằng cách cung cấp thông tin và dữ liệu về giá thành để giúp định rõ giá bán và lợi nhuận mong đợi.
Kiểm tra và cải thiện quy trình: Kế toán thường tham gia vào việc kiểm tra và cải thiện quy trình sản xuất và quản lý chi phí để tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và giảm thiểu chi phí không cần thiết.
3.4. Một số công việc khác của kế toán giá thành
Kế toán hạch toán giá thành thường có những nhiệm vụ sau:
- Tham gia định giá sản phẩm mới, cung cấp thông tin và dữ liệu về giá thành để giúp định rõ giá bán và lợi nhuận mong đợi.
- Kiểm tra và cải thiện quy trình sản xuất và quản lý chi phí để tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và giảm thiểu chi phí không cần thiết.
- Theo dõi việc nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu và thành phẩm hàng ngày, sau đó cập nhật vào các phiếu kho và kiểm soát để đảm bảo sự chính xác về số lượng, đơn giá.
- Hỗ trợ bộ phận thu mua trong việc khảo sát giá của nguyên vật liệu, đảm bảo tối ưu chi phí.
Xem thêm: Tổng quan về giá thành là gì và cách tính giá thành sản phẩm
3. Chuyên môn nghề nghiệp mà kế toán giá thành cần nắm vững
Để thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả, kế toán cần có một loạt các kỹ năng, kiến thức và công cụ hỗ trợ. Dưới đây là những yếu tố cần thiết mà một kế toán giá thành cần có:
- Kiến thức về kế toán và tài chính: hiểu về các nguyên tắc kế toán, phương pháp tính toán và báo cáo tài chính liên quan đến giá thành.
- Hiểu biết về quy trình sản xuất: cần hiểu rõ về quy trình sản xuất của doanh nghiệp, từ việc thu thập nguyên liệu đến sản phẩm thành phẩm, để có thể tính toán chi phí một cách chính xác.
- Kỹ năng phân tích và đánh giá: cần có khả năng phân tích dữ liệu và đánh giá hiệu suất chi phí, từ đó đưa ra những phân tích và nhận định có ích cho quản lý.
- Sử dụng phần mềm kế toán: Việc sử dụng các phần mềm kế toán chuyên nghiệp giúp kế toán thực hiện các tính toán phức tạp một cách nhanh chóng và chính xác.
- Kỹ năng giao tiếp: kế toán cần phải làm việc với nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, do đó kỹ năng giao tiếp hiệu quả là rất quan trọng.
- Sự tỉ mỉ và cẩn trọng: Việc tính toán giá thành đòi hỏi sự chính xác và cẩn trọng trong từng bước, vì một sai sót nhỏ có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
- Kiên nhẫn và sự kiên trì: Công việc của kế toán có thể phức tạp và đòi hỏi thời gian, do đó sự kiên nhẫn và kiên trì là những yếu tố quan trọng.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về kế toán giá thành và những nhiệm vụ của kế toán hạch toán giá thành trong doanh nghiệp. Đây là công việc đòi hỏi chuyên môn cao và sự cẩn thận, tỉ mỉ. Hy vọng bài viết đã mang tới những kiến thức kế toán hữu ích cho bạn.