Giá thành là gì là một khái niệm cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý sản xuất. Để xác định giá bán cho sản phẩm của mình, doanh nghiệp cần tính toán giá thành sản xuất. Bài viết này sẽ khái quát về khái niệm giá thành và cách tính giá thành sản phẩm một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

giá thành là gì

Giá thành là gì? Cách tính giá thành sản phẩm như thế nào chính xác?

1. Giá thành là gì?

Giá thành đại diện cho tổng chi phí mà một doanh nghiệp cần bỏ ra để hoàn thành quá trình sản xuất của sản phẩm.  Tạo nên giá thành là toàn bộ các chi phí phát sinh từ việc sử dụng nguồn lực như lao động, nguyên vật liệu, … và các khoản chi phí khác liên quan đến quá trình sản xuất. Đây là tổng hợp của các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chịu trong quá trình sản xuất sản phẩm để đảm bảo động bình thường.

Giá thành sản xuất sản phẩm được phân chia thành ba khoản mục chi phí chính:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: các chi phí liên quan trực tiếp đến nguyên vật liệu được sử dụng để tạo thành sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: các khoản chi phí để trả lương cho nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.
  • Chi phí sản xuất chung: các khoản chi phí chung liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm như chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền điện nước, lương nhân viên quản lý bộ phận và phân xưởng, cũng như các chi phí khác có thể phát sinh trong quá trình sản xuất như bảo dưỡng, sửa chữa máy móc.

2. Phân loại giá thành sản phẩm

Sau khi hiểu rõ về khái niệm của giá thành, quan trọng là phải nhận biết rằng có ba loại chính của giá thành sản phẩm dựa trên thời điểm xác định. Cụ thể:

  • Giá thành kế hoạch: Được tính dựa trên kế hoạch sản xuất và chi phí sản xuất ước tính cho sản lượng dự kiến.
  • Giá thành thực tế: Được xác định dựa trên dữ liệu thực tế về chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và sản lượng thực tế của sản phẩm đã xuất ra.
  • Giá thành định mức: Được tính dựa trên các định mức chi phí hiện hành tại mỗi thời điểm trong kế hoạch. Do đó, giá thành định mức thường được điều chỉnh phù hợp với sự biến đổi của các định mức chi phí trong quá trình sản xuất.

Bằng cách so sánh giá thành thực tế với giá thành định mức, doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực và chi phí sản xuất, từ đó đưa ra các kế hoạch điều chỉnh phù hợp.

giá thành là gì

Các bước trong quy trình tính giá thành

 

3. Tổng hợp các cách tính giá thành sản phẩm 

Có nhiều cách tính giá thành sản phẩm phù hợp với từng loại doanh nghiệp và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là 5 cách tính giá thành sản phẩm phổ biến nhất:

3.1. Phương pháp trực tiếp (giản đơn)

Phương pháp tính giá thành sản phẩm trực tiếp thường được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, trong đó có số lượng mặt hàng ít và sản xuất với khối lượng lớn. Đặc điểm chung của những doanh nghiệp này là chu kỳ sản xuất ngắn, có thể chế tạo các sản phẩm nhanh chóng và hiệu quả. 

Công thức tính đối với phương pháp này như sau:

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Các khoản làm giảm chi phí Chi phí sản xuất dở dang ở cuối kỳ

 

Ưu điểm:

  • Phương pháp đơn giản, dễ hạch toán do áp dụng với doanh nghiệp có ít mặt hàng
  • Dễ dàng làm báo cáo vì chỉ cần thực hiện hạch toán vào cuối tháng

Nhược điểm: Phương pháp chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có số lượng hàng hóa ít nhưng với khối lượng lớn, có chu kỳ sản xuất ngắn, và ít hoặc không gặp phải vấn đề về sản phẩm dở dang.

3.2. Phương pháp hệ số

Phương pháp hệ số áp dụng cho các doanh nghiệp sử dụng cùng một nguyên liệu chính và lượng lao động tương tự, nhưng lại sản xuất ra các sản phẩm khác nhau. Thay vì phân bổ chi phí riêng cho từng loại sản phẩm, phương pháp này tập trung vào việc tổng hợp chi phí cho toàn bộ quy trình sản xuất. Tất cả các sản phẩm được định giá dựa trên một sản phẩm tiêu chuẩn, sử dụng hệ số quy đổi đã được thiết lập trước đó.

Công thức tính đối với phương pháp này như sau:

Tổng giá thành từng loại sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ x Số lượng từng loại x Hệ số tính giá thành từng loại sản phẩm
Σ (Số lượng từng loại sản phẩm x Hệ số tính giá thành từng loại sản phẩm)

Trong đó: Chi phí sản xuất dở dang trong kỳ, Chi phí sản xuất trong kỳ, Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ tính bằng công thức: Σ (Số lượng từng loại sản phẩm x hệ số tính giá thành từng loại sản phẩm)

 

Ưu điểm: Phương pháp này cho phép tính toán giá thành của nhiều loại sản phẩm bằng cùng một phương pháp, giúp quản lý hiệu quả hơn.

Nhược điểm: Có thể gặp khó khăn trong việc chọn lựa sản phẩm tiêu chuẩn (có hệ số 1), các bước tính toán có độ phức tạp cao và yêu cầu số liệu chính xác để đảm bảo độ chính xác của kết quả.

 

3.3. Phương pháp phân bước giá thành nửa thành phẩm

Phương pháp phân bước giá thành nửa thành phẩm, hay còn được gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự, thường được áp dụng trong các doanh nghiệp với quy trình sản xuất phức tạp. Đây là phương pháp được sử dụng cho các quy trình sản xuất có nhiều công đoạn liên tiếp, mỗi công đoạn tạo ra một loại bán thành phẩm khác nhau.

Đặc điểm của phương pháp này là nguyên liệu cho mỗi công đoạn tiếp theo là thành phẩm của công đoạn trước. Điều này có nghĩa là trong quá trình sản xuất, có thể xuất hiện sản phẩm dở dang ở bất kỳ công đoạn nào.

Công thức tính của phương pháp này như sau:

Giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ  = Σ (giá thành sản phẩm các giai đoạn trong kỳ)

 

Trong đó: Giá thành sản phẩm từng giai đoạn tính theo công thức:

Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1 = Giá trị dư đầu kỳ giai đoạn 1 + Chi phí phát sinh giai đoạn 1 Giá trị dư cuối kỳ giai đoạn 1
Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 2 = Giá trị dư đầu kỳ giai đoạn 2 + 

Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1

+ Chi phí phát sinh giai đoạn 2 Giá trị dư cuối kỳ giai đoạn 2
…….
Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn n = Giá trị dư đầu kỳ giai đoạn n + 

Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn (n-1)

+ Chi phí phát sinh giai đoạn n Giá trị dư cuối kỳ giai đoạn n

 

Ưu điểm: Các công đoạn tính toán diễn ra chặt chẽ, khó sai sót, kế hoạch sản xuất ổn định.

Nhược điểm: Các giai đoạn tính toán phức tạp, nhiều bước, nhiều công đoạn.

giá thành là gì

Đặc điểm doanh nghiệp quyết định phương pháp tính giá thành phù hợp

 

3.4. Phương pháp tỷ lệ (định mức)

Phương pháp này thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có 1 quy trình sản xuất tạo nhiều sản phẩm cùng loại có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, cơ khí chế tạo…để giảm bớt khối lượng hạch toán. Dựa vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch, kế toán doanh nghiệp sẽ tính giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm của từng loại hàng hóa.

Công thức tính giá thành:

Tổng giá thành từng kích cỡ sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ x Số lượng từng kích cỡ x Hệ số tính giá thành từng kích c
Σ (Số lượng từng kích cỡ sản phẩm x Giá thành đơn vị kế hoạch (định mức) của từng kích cỡ sản phẩm)

Ưu điểm: 

  • Doanh nghiệp kịp thời phát hiện chênh lệch về chi phí thực tế so với định mức
  • Kiểm soát chất lượng của kế hoạch sản xuất, ngăn chặn được lãng phí chi phí

Nhược điểm

  • Việc tính giá thành phức tạp, đòi hỏi sự chính xác và chuyên môn cao
  • Cần thực hiện vào đầu mỗi tháng để kịp thời tính được định mức chi phí hiện hành nhằm làm cơ sở cho việc tính giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm cuối cùng.
  • Bắt buộc phải tính riêng từng khoản mục cấu tạo thành sản phẩm theo những cách tính khác nhau.

3.5. Phương pháp kết chuyển song song

Phương pháp này, còn được biết đến với tên gọi phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm, thường được ứng dụng trong các doanh nghiệp tập trung vào việc tính giá thành cho sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Cách tiếp cận này thường được sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất đa dạng như sản xuất giày, may mặc, dệt kim, hoặc cơ khí chế tạo (bao gồm phụ tùng, thiết bị điện…).

Song song ở đây có thể hiểu là việc tính giá thành cho các sản phẩm cùng một lúc. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp không cần phải quan tâm đến việc sản xuất các sản phẩm nào ở từng giai đoạn cụ thể, mà thay vào đó, trực tiếp tính toán giá trị của từng sản phẩm trong giai đoạn đó, và sau đó tổng hợp vào giá thành cuối cùng của sản phẩ

Công thức tính giá thành:

Chi phí sản xuất giai đoạn i = Giá trị dư đầu kỳ giai đoạn i + Chi phí phát sinh giai đoạn i x Số lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn n
Số lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn i + Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn i

 

Ưu điểm:

  • Thực hiện hạch toán vào cuối tháng cùng với kỳ báo cáo nên dễ dàng thực hiện và kiểm soát
  • Tính toán đơn giản, tập trung vào mỗi giai đoạn

Nhược điểm:

  • Khó khăn trong việc phân định rạch ròi chi phí dành cho giai đoạn bán thành phẩm

Trên đây là tổng quan về giá thành là gì và các cách tính giá thành sản phẩm phổ biến nhất. Tính giá thành là một công việc kế toán phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm và chuyên môn cao. Hy vọng bài viết trên hữu ích đối với quá trình làm kế toán giá thành.