Rất nhiều doanh nghiệp xuất – nhập khẩu quan tâm đến vấn đề hoàn thuế xuất nhập khẩu. Nếu đóng thuế vào ngân sách nhà nước là nghĩa vụ của các doanh nghiệp thì hoàn thuế chính là quyền lợi mà Nhà nước dành cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất – nhập khẩu nói riêng.

Các trường hợp hoàn thuế xuất nhập khẩu

Cách xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

1.1 Hoàn với hàng hóa xuất khẩu tái nhập

Điều 33 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định:

Đối với hàng hóa xuất khẩu mà doanh nghiệp đã nộp thuế xuất khẩu, khi phải tái nhập sẽ:

  • Được hoàn thuế xuất khẩu.
  • Không cần nộp thuế nhập khẩu.

Những hàng hóa đáp ứng được tiêu chuẩn sau đây sẽ được tính là hàng hóa xuất nhập phải tái nhập:

  • Hàng hóa mà cá nhân, tổ chức đã xuất khẩu đi nước ngoài nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam.
  • Hàng hóa mà cá nhân, tổ chức Việt Nam gửi cho cá nhân, tổ chức nước ngoài thông qua các hình thức chuyển phát bao gồm: dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát quốc tế và các hình thức tương tự. Cá nhân, tổ chức ở Việt Nam đã nộp thuế xuất khẩu; tuy nhiên, không tìm và giao được cho người nhận nên phải nhập khẩu trở lại Việt Nam.

Trong trường hợp này, người nộp thuế tức cá nhân, tổ chức Việt Nam cần phải kê khai chính xác, trung thực về việc hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa đã xuất khẩu trước đây trên tờ khai hải quan đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin bao gồm: số, ngày hợp đồng, tên đối tác/người nhận.

Tiếp đó, cơ quan hải quan sẽ thực hiện kiểm tra nội dung mà người nộp thuế đã khai báo và ghi rõ kết quả kiểm tra. Kết quả kiểm tra này sẽ được sử dụng cho việc xem xét giải quyết hoàn thuế cho người nộp thuế.

1.2 Hàng hóa nhập khẩu tái xuất

Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định:

Đối với hàng hóa nhập khẩu mà doanh nghiệp đã nộp thuế nhập khẩu, khi phải tái xuất sẽ:

  • Được hoàn thuế nhập khẩu.
  • Không cần nộp thuế xuất khẩu.

Những hàng hóa đáp ứng được tiêu chuẩn sau đây sẽ được tính là hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất:

  • Hàng hóa mà cá nhân, tổ chức Việt Nam đã nhập khẩu vào Việt Nam nhưng phải tái xuất ra nước ngoài bao gồm các tình huống: tái xuất trả lại chủ hàng, tái xuất hàng đã nhập khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu và sử dụng trong khu phi thuế quan. 
  • Hàng hóa mà cá nhân, tổ chức nước ngoài gửi cho cá nhân, tổ chức Việt Nam  thông qua các hình thức chuyển phát: dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát quốc tế và các hình thức tương tự. Hàng đã được nộp thuế nhập khẩu; tuy nhiên, không giao được cho người nhận hàng hóa nên phải tái xuất.
  • Hàng hóa mà cá nhân, tổ chức Việt Nam đã nhập khẩu và nộp thuế sau đó bán lại cho các hãng vận tải nước ngoài có phương tiện đang nằm trong tuyến đường di chuyển quốc tế có đi qua cảng của Việt Nam hoặc các phương tiện của Việt Nam có tuyến đường quốc tế theo quy định.
  • Hàng hóa mà cá nhân, tổ chức Việt Nam đã nhập khẩu và nộp thuế nhưng còn lưu kho bãi tại cửa khẩu và chịu sự giám sát của cơ quan thuế và được tái xuất.

Đối với trường hợp này, cá nhân, tổ chức đã nhập khẩu và nộp thuế cần kê khai một cách chính xác và trung thực về việc hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa đã nhập khẩu trước đây trên tờ khai hải quan đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin bao gồm: số, ngày hợp đồng, tên đối tác/người nhận.

Tiếp đó, cơ quan hải quan sẽ thực hiện kiểm tra nội dung mà người nộp thuế đã khai báo và ghi rõ kết quả kiểm tra. Kết quả kiểm tra này sẽ được sử dụng cho việc xem xét giải quyết hoàn thuế cho người nộp thuế. 

1.3 Hàng hóa là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của cá nhân, tổ chức được tạm nhập tái xuất

Điều 35 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định:

Khi đề nghị hoàn thuế, cá nhân, tổ chức trong trường hợp này có trách nhiệm tự thực hiện kê khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về “Tỷ lệ mức khấu hao, phân bổ trị giá hàng hóa trong thời gian được sử dụng và lưu lại tại Việt Nam” đúng theo quy định của Pháp luật về kế toán. Đây sẽ là cơ sở, căn cứ để tính được tỷ lệ trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa.

Cá nhân, tổ chức đã nhập khẩu và nộp thuế có trách nhiệm kê khai một cách chính xác, trung thực về việc hàng hóa tái xuất là hàng hóa đã nhập khẩu trước đây đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin bao gồm: số, ngày hợp đồng, tên đối tác/người nhận.

Tiếp đó, cơ quan hải quan sẽ thực hiện trách nhiệm kiểm tra nội dung mà người nộp thuế đã khai báo và ghi rõ kết quả kiểm tra. Kết quả kiểm tra này sẽ được sử dụng cho việc xem xét giải quyết hoàn thuế cho người nộp thuế.

1.4 Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất kinh doanh nhưng đã xuất khẩu thành phẩm

Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định:

Đối với hàng hóa mà doanh nghiệp nhập khẩu để phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh và thành phẩm đã xuất khẩu ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan sẽ:

  • Được hoàn thuế nhập khẩu.

Những hàng hóa đáp ứng được tiêu chuẩn sau đây sẽ được tính là hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu thành phẩm:

  • Nguyên vật liệu, vật tư (gồm cả bao bì và vật tư làm bao bì để đóng gói), linh – phụ kiện, bán thành phẩm được doanh nghiệp nhập khẩu để phục vụ cho quá trình sản xuất bao gồm cả trường hợp bán thành phẩm sẽ cấu thành trực tiếp nên thành phẩm xuất khẩubán thành phẩm chỉ tham gia vào quá trình sản xuất nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành thành phẩm.
  • Sản phẩm hoàn chỉnh được doanh nghiệp khẩu khẩu về để lắp đặt, lắp ráp thành phẩm xuất khẩu hoặc được đóng chung để trở thành mặt hàng đồng bộ với thành phẩm xuất khẩu.
  • Linh phụ kiện, phụ tùng được doanh nghiệp nhập khẩu để bảo hành thành phẩm xuất khẩu.

1.5 Hàng hóa đã nộp thuế nhưng thực tế không phải nộp hoặc đã nộp thừa thuế

Điều 37 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định:

Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức đã nộp thuế xuất – nhập khẩu cho hàng hóa nhưng thực tế lại không có hàng hóa xuất – nhập khẩu hoặc đã xuất – nhập khẩu nhưng khối lượng xuất – nhập khẩu thấp hơn so với số lượng thực tế thì sẽ:

  • Được hoàn thuế (hoàn số thuế tương ứng với số hàng hóa thực tế không xuất – nhập khẩu hoặc số hàng hóa xuất – nhập khẩu ít hơn)

2. Quy định về hồ sơ hoàn thuế xuất nhập khẩu

Cách sử dụng mã ID trong thu, nộp thuế - Tạp chí Tài chính

2.1 Hoàn với hàng hóa xuất khẩu tái nhập

Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa đã xuất khẩu đi nước ngoài và phải tái nhập trở lại Việt Nam bao gồm các giấy tờ:

  • Công văn yêu cầu hoàn thuế (Mẫu số 09 – Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định 134/2016/NĐ-CP) hoặc nhập khẩu qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử (Mẫu số 01 – Phụ lục VIIa ban hành kèm Nghị định 18/2021/NĐ-CP): 01 bản chính.
  • Các chứng từ thanh toán hàng hóa xuất – nhập khẩu (nếu đã thanh toán): 01 bản sao.
  • Hợp đồng xuất – nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng (nếu là trường hợp mua – bán hàng hóa), hợp đồng ủy thác xuất – nhập khẩu (nếu là trường hợp ủy thác xuất – nhập khẩu): 01 bản sao.
  • Nếu hàng hóa tái nhập do người nhận từ chối nhận hàng hoặc không có người nhận hàng, bên vận chuyển/vận tải sẽ có thông báo nên khi lập hồ sơ hoàn thuế cá nhân, tổ chức phải cung cấp được thông báo của khách hàng nước ngoài (từ chối nhận hàng) hoặc văn bản của hãng vận tải (không có người nhận hàng) có nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại hàng hóa trả lại: 01 bản sao.

Trường hợp cá nhân, tổ chức phải tái nhập trở lại vì lý do bất khả kháng hoặc vì phát hiện hàng hóa có sai sót thì không cung cấp được thông báo của hãng vận tải nhưng cần cung cấp được văn bản có nêu lý do nhập khẩu hàng hóa trả lại trong công văn đề nghị hoàn thuế.

  • Nếu hàng hóa mà cá nhân, tổ chức Việt Nam gửi cho cá nhân, tổ chức nước ngoài thông qua các hình thức bao gồm: dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và các hình thức tương tự, cá nhân, tổ chức cung cấp văn bản của đơn vị bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế về việc không giao được hàng hóa cho người nhận: 01 bản sao có xác nhận sao y bản chính.

2.2 Hàng hóa nhập khẩu tái xuất

Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa đã nhập khẩu và phải tái xuất đi nước ngoài bao gồm các giấy tờ:

  • Công văn yêu cầu hoàn thuế (Mẫu số 09 – Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định 134/2016/NĐ-CP) hoặc nhập khẩu qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử (Mẫu số 01 – Phụ lục VIIa ban hành kèm Nghị định 18/2021/NĐ-CP): 01 bản chính.
  • Các hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn thương mại: 01 bản sao.
  • Các chứng từ thanh toán hàng hóa xuất – nhập khẩu (nếu đã thanh toán): 01 bảo sao.
  • Hợp đồng xuất – nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng (nếu là trường hợp mua – bán hàng hóa), hợp đồng ủy thác xuất – nhập khẩu (nếu là trường hợp ủy thác xuất – nhập khẩu): 01 bản sao.
  • Văn bản thỏa thuận nêu rõ vấn đề trả lại hàng hóa cho phía nước ngoài (trường hợp tái xuất trả lại chủ hàng): 01 bản sao.
  • Nếu hàng hóa mà cá nhân, tổ chức Việt Nam được nhận do cá nhân, tổ chức nước ngoài gửi thông qua các hình thức bao gồm: dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và các hình thức tương tự, cá nhân, tổ chức cung cấp văn bản của đơn vị bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế về việc không giao được hàng hóa cho người nhận: 01 bản sao.
  • Văn bản về số lượng, trị giá hàng hóa đã mua của doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu đã thực cung ứng cho tàu biển nước ngoài có xác nhận của doanh nghiệp cung ứng, đính kèm bảng kê chứng từ thanh toán của tàu biển nước ngoài: 01 bản chính.

2.3 Hàng hóa là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của cá nhân, tổ chức được tạm nhập tái xuất

Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa được phép tạm nhập tái xuất bao gồm các giấy tờ sau:

  • Công văn yêu cầu hoàn thuế (Mẫu số 09 – Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định 134/2016/NĐ-CP) hoặc nhập khẩu qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử (Mẫu số 01 – Phụ lục VIIa ban hành kèm Nghị định 18/2021/NĐ-CP): 01 bản chính.
  • Các chứng từ thanh toán hàng hóa xuất – nhập khẩu (nếu đã thanh toán): 01 bản sao.
  • Hợp đồng xuất – nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng (nếu là trường hợp mua – bán hàng hóa), hợp đồng ủy thác xuất – nhập khẩu (nếu là trường hợp ủy thác xuất – nhập khẩu): 01 bản sao.

2.4 Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất kinh doanh nhưng đã xuất khẩu thành phẩm

Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa được nhập khẩu để sản xuất kinh doanh nhưng đã xuất khẩu thành phẩm bao gồm các giấy tờ:

  • Công văn yêu cầu hoàn thuế (Mẫu số 09 – Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định 134/2016/NĐ-CP) hoặc nhập khẩu qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử (Mẫu số 01 – Phụ lục VIIa ban hành kèm Nghị định 18/2021/NĐ-CP): 01 bản chính.
  • Các chứng từ thanh toán hàng hóa xuất – nhập khẩu (nếu đã thanh toán): 01 bảo sao.
  • Hợp đồng xuất – nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng (nếu là trường hợp mua – bán hàng hóa), hợp đồng ủy thác xuất – nhập khẩu (nếu là trường hợp ủy thác xuất – nhập khẩu): 01 bản sao.

Cá nhân, tổ chức nhập khẩu đã nộp thuế phải chịu trách nhiệm kê khai các thông tin về số, ngày hợp đồng và tên của đối tác mua hàng.

  • Báo cáo tính thuế nguyên vật liệu, vật tư, linh phụ kiện nhập khẩu (Mẫu số 10 – Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định 134/2016/NĐ-CP).
  • Hợp đồng gia công có ký xác nhận của hai bên phía Việt Nam và khách hàng nước ngoài (nếu doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, linh phụ kiện để sản xuất sau đó sử dụng sản phẩm đã sản xuất để gia công hàng hóa xuất khẩu): 01 bản sao.
  • Văn bản xác nhận có cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam, văn bản xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất: 01 bản sao.

2.5 Hàng hóa đã nộp thuế nhưng thực tế không phải nộp hoặc đã nộp thừa thuế

Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa đã nộp thuế nhưng thực tế không phải nộp hoặc đã nộp thừa thuế bao gồm giấy tờ sau:

  • Công văn yêu cầu hoàn thuế (Mẫu số 09 – Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định 134/2016/NĐ-CP) hoặc nhập khẩu qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử (Mẫu số 01 – Phụ lục VIIa ban hành kèm Nghị định 18/2021/NĐ-CP): 01 bản chính.

———-

UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp – cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:

  • UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
  • UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
  • UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
  • UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ

Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn