Thuế xuất nhập khẩu là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước trong và ngoài khu vực. Vậy đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu bao gồm những loại hàng hóa nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta nắm vững những quy định về đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.

1. Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Các Vấn Đề Liên Quan – Scvmlk.org

Thuế xuất nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các hàng hoá mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.

Thuế xuất nhập khẩu được ban hành vào năm 1951, là công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa giữa vùng tự do và vùng bị tạm chiếm, góp phần xúc tiến hoạt động giao lưu hàng hóa là các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết cho quân đội và nhân dân. Thuế xuất nhập khẩu chỉ áp dụng thu một lần, áp dụng cho hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch với vai trò bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chính.

Thuế xuất nhập khẩu có những đặc trưng cơ bản sau:

  • Thuế xuất nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới, bao gồm các nguyên vật liệu, vật tư hàng hóa, thiết bị, tư liệu do con người sản xuất ra và được lưu thông trên thị trường bằng cách chuyển vào hoặc chuyển ra khỏi biên giới một nước mà không bao gồm các đối tượng dịch vụ
  • Thuế xuất nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hoặc thuế gian thu. Cụ thể:
  • Khi nhà nhập khẩu nộp thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng, sử dụng hàng hóa đó chứ không bán ra thị trường => Đây là khoản thuế có tính chất trực thu
  • Trường hợp nhà nhập khẩu nộp thuế nhập khẩu và bán lại hàng hóa đó cho người khác => Khoản thuế này là khoản thuế gián thu, bởi người chịu thuế và người nộp thuế là hai đối tượng khác nhau
  • Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thực hiện chức năng điều tiết hoạt động xuất, nhập khẩu: Khác với các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt… thì thuế xuất nhập khẩu thể hiện chức năng điều tiết, bảo hộ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Các hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu không có sự phân biệt về mục đích, dùng để kinh doanh hay không kinh doanh, là hàng xuất nhập khẩu chính ngạch hay tiểu ngạch

2. Quy định về đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu

Theo quy định tại Luật Thuế xuất nhập khẩu và được hướng dẫn bởi điều 2 Nghị định 134/2016/NĐ-CP:

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
  • Hàng hóa xuất khảu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp 

Trong đó:

+ Khu chế xuất (Export Processing zone): Là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến các sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất nhập khẩu hoặc ưu đãi về thuê mặt bằng, thuế thu nhập

+ Kho bảo thuế (Bonded factory): Là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.

+ Kho ngoại quan (Bonded warehouse): Là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.

+ Khu phi thuế quan (Non-tariff zones): Là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối 
  • Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu và phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư

Phân loại các nhóm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu:

Nhóm 1: Hàng hóa xuất nhập khẩu phục vụ mục đích kinh doanh của các tổ chức và cá nhân

  • Hàng hóa xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được phép mua bán, trao đổi, vay nợ với nước ngoài 
  • Hàng hóa xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài
  • Hàng hóa của các tổ chức kinh toanh thị trường trong nước xuất khẩu vào các khu chế xuất Việt Nam và hàng hóa của các doanh nghiệp trong khu chế xuất được nhập vào Việt Nam

Nhóm 2: Các hàng hóa xuất nhập khẩu không phục vụ mục đích kinh doanh trực tiếp

  • Hàng hóa xuất nhập khẩu là hàng mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triển lãm, các loại hàng hóa viện trợ hoàn lại và không hoàn lại
  • Hàng hóa xuất nhập khẩu vượt quá mức tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam và các cá nhân nước ngoài đang làm việc tại các tổ chức trên hoặc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Nhóm 3: Hàng hóa có tính chất là tài sản, hành lý cá nhân khi xuất nhập cảnh

  • Hàng hóa vượt quá tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế mang theo người của cá nhân người Việt Nam và nước ngoài khi xuất cảnh qua cửa khẩu biên giới Việt Nam
  • Hàng hóa là tài sản di chuyển vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các cá nhân, tổ chức nước ngoài xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới do hết thời hạn cư trú tại Việt Nam và của cá nhân người Việt Nam được phép xuất cảnh để định cư tại nước ngoài
  • Hàng hóa là quà tặng, quà biếu vượt tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định

3. Đối tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu

 

Theo quy định tại điều 3 Luật thuế Xuất nhập khẩu số 45/2005/QH11 và được sửa đổi bổ sung tại Điều 2 Nghị định 149/2005/NĐ-CP, đối tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu bao gồm:

  • Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hoá chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ
  • Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân nhằm phát triển kinh tế – xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
  • Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác
  • Hàng hoá là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu

Điều kiện miễn thuế đối với nhập hàng từ kho ngoại quan vào nội địa để sản  xuất XK - Dịch vụ kho vận

4. Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 149/2005/NĐ-CP bao gồm: 

        Đối tượng nộp thuế theo quy định tại Luật Thuế xuất nhập khẩu bao gồm:

  • Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
  • Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu
  • Cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, bao gồm:

  • Đại lý làm thủ tục hải quan khi được người nộp thuế ủy quyền 
  • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho đối tượng nộp thuế
  • Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế

Các nghiệp vụ về thuế nói chung và thuế xuất nhập khẩu nói riêng luôn cần sự chính xác từ khâu nhập thuế đầu vào, đầu ra đến khâu tính toán và nộp thuế. Chính vì vậy sự hỗ trợ của các công cụ quản lý tự động sẽ giúp kế toán tránh khỏi những sai sót và tiết kiệm thời gian, công sức một cách hiệu quả hơn.

———-

 

UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp – cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:

  • UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
  • UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
  • UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
  • UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ

Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn