Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ là tài liệu thường dùng để trình cho giám đốc. Bài viết này sẽ giới thiệu với bạn các mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ đầy đủ chi tiết.
Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ là gì?
Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ là văn bản được tổ chức, doanh nghiệp lập ra để báo cáo về tình hình kinh doanh nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động thu chi, lợi nhuận, thua lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp:
- Giúp nắm bắt kịp thời thông tin của doanh nghiệp về tình hình tài chính, kinh doanh
- Làm căn cứ để lập kế hoạch phát triển trong tương lai cho doanh nghiệp
- Là cơ sở để lập báo cáo tài chính cuối năm cho doanh nghiệp
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ cho doanh nghiệp
Mẫu báo cáo
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ có thể được lập dựa vào biểu mẫu báo cáo theo quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm………
Đơn vị tính:…………
CHỈ TIÊU | Mã
số |
Thuyết minh | Năm
nay |
Năm
trước |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ | 01 | |||
2. Các khoản giảm trừ doanh thu | 02 | |||
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02) | 10 | |||
4. Giá vốn hàng bán | 11 | |||
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10 – 11) | 20 | |||
6. Doanh thu hoạt động tài chính | 21 | |||
7. Chi phí tài chính | 22 | |||
– Trong đó: Chi phí lãi vay | 23 | |||
8. Chi phí bán hàng | 25 | |||
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp | 26 | |||
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
{30 = 20 + (21 – 22) – (25 + 26)} |
30 | |||
11. Thu nhập khác | 31 | |||
12. Chi phí khác | 32 | |||
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) | 40 | |||
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) | 50 | |||
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành | 51 | |||
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại | 52 | |||
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 – 51 – 52) | 60 | |||
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) | 70 | |||
19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) | 71 |
(*) Chỉ áp dụng tại công ty cổ phần
Tải ngay: Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ theo Thông tư 200
Giải thích ý nghĩa một số chỉ tiêu trên báo cáo
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: gồm tổng doanh thu từ bán hàng hóa, dịch vụ trong năm tài chính
- Các khoản giảm trừ: bao gồm hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán dẫn đến giảm doanh thu
- Doanh thu thuần: là khoản doanh thu bán hàng đã trừ đi các khoản giảm trừ
- Giá vốn hàng bán: bao gồm các chi phí làm nên giá trị của sản phẩm
- Lợi nhuận gộp: là khoản còn lại khi lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán
- Doanh thu hoạt động tài chính: các khoản thu khi cho vay, nhận lãi, cổ tức, …
- Chi phí tài chính: chi phí phát sinh khi lỗ ngoại tệ, trả lãi vay, …
- Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình bán hàng như lương nhân viên bán hàng, marketing, …
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ các chi phí phục vụ hoạt động quản lý của doanh nghiệp
- Lợi nhuận thuần: là lợi nhuận còn lại khi lấy lợi nhuận gộp cộng với doanh thu tài chính và trừ đi các khoản chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp.
- Thu nhập khác, chi phí khác: là các khoản thu nhập/chi phí không thường xuyên
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: là chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm báo cáo
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm
Xem thêm: Kế toán viên cần làm những công việc gì vào những kỳ báo cáo cuối năm?
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ cho công ty nhỏ
Với các doanh nghiệp nhỏ chưa có quá nhiều loại thu nhập, chi phí; các khoản thu – chi chủ yếu phục vụ hoạt động sản xuất, phân phối hàng hóa dịch vụ thì có thể sử dụng Mẫu báo cáo lãi lỗ định kỳ. Báo cáo này có thể được theo dõi theo tháng hoặc theo năm.
Mẫu báo cáo theo tháng
Mẫu báo cáo theo năm
Tải ngay: Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ cho doanh nghiệp nhỏ
Việc sử dụng mẫu báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng hay theo năm giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt tình hình của doanh nghiệp, từ đó có các chiến lược kinh doanh phù hợp giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Giải pháp UBot đã cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là giải pháp UBot Invoice và UBot Meeting. Trong thời gian tới, UBot sẽ sớm cho ra mắt bộ giải pháp tự động hóa, tối ưu hóa hiệu suất doanh nghiệp như UBot ePayment, UBot Matching, UBot Statement Checking.
Tham khảo ngay tại: https://ubot.vn/ubot-epayment/