Những điều phải biết - phải làm về chuyển đối số tại Việt Nam

Những điều phải biết – phải làm về chuyển đối số tại Việt Nam

phần 1, chúng ta đã tìm hiểu thế nào là chuyển đổi số và các xu hướng thúc đẩy chuyển đổi tại các doanh nghiệp SME Việt Nam. Trong phần 2 này, hãy cùng Ubot tìm hiểu bối cảnh, thực trạng của chuyển đổi số và sự ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. 

Những điều cần biết về chuyển đổi số tại Việt Nam

Những điều cần biết về chuyển đổi số tại Việt Nam

1, Bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam

Việt Nam có lợi thế rất lớn trong quá trình chuyển đổi số. Mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện đang đứng nhất nhì khu vực ở mức 6,5% vào năm 2020. Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, tạo nhiều thuận lợi cho phát triển tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Với lượng người dùng Internet trong top 20 toàn thế giới, đây là một lợi thế lớn khác của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi. 

Với số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 98% trên tổng số 800.000 doanh nghiệp tại Việt Nam, Chính phủ có nhiều chương trình để hỗ trợ công cuộc chuyển đổi cho các SME Việt. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam mới đây triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số – SMEdx.

Đây là nơi các doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký tham gia chương trình và sử dụng các nền tảng số của chương trình, tư vấn, trao đổi; đồng thời là sàn giao dịch hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số. Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông phát động chương trình “Make in Vietnam” nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp IT trong nước.

Bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam

Bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam

2, Thực trạng chuyển đổi tại SME Việt Nam

Những chỉ thị và chương trình hỗ trợ từ Chính phủ dường như vẫn chưa thay đổi được thực trạng SME Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam còn mơ hồ về khái niệm chuyển đổi số và ngần ngại chuyển đổi số. Nhiều SME nghĩ rằng chuyển đổi số chỉ dành cho những công ty lớn, tập đoàn.

Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin (VINASA), chỉ có khoảng 15% doanh nghiệp trong nước đang thực sự triển khai các bước để chuyển đổi. Mặt khác, đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn chuyển đổi số, họ đều gặp khó khăn về vốn, nên chuyển đổi số thực tế vẫn đang chỉ là dự định. 

Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện với 400 doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2020 cho thấy, năm rào cản chính trong chuyển đổi số đối với doanh nghiệp gồm: Thiếu thông tin về công nghệ số (30,4% câu trả lời); thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số (32,3%); sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp (33,9%); thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số (38,9%); chi phí ứng dụng công nghệ số cao (55,6%).

Doanh nghiệp SME nên thực hiện quá trình này càng sớm càng tốt

Doanh nghiệp SME nên thực hiện quá trình này càng sớm càng tốt

3, Các lưu ý khi thực hiện ở SME

Quá trình này cần đơn giản mà hiệu quả. Một số lưu ý sau sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai chuyển đổi thành công: 

a, Khuyến khích hợp tác và phá vỡ trụ cột (silo)

Silo là trạng thái tâm lý khi một số bộ phận không muốn hợp tác hay chia sẻ thông tin với nhiều người khác trong cùng một công ty. Nhiều sáng kiến ​​chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong toàn bộ công ty hoặc lấy khách hàng làm trung tâm. Do đó, phá vỡ các trụ cột và đảm bảo rằng các bộ phận nội bộ có thể hợp tác tác liền mạch là chìa khóa thành công.

Đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong toàn công ty sẽ giúp họ đóng góp ý kiến vào quá trình chuyển đổi. Chuyển đổi số không thể được coi là một dự án IT riêng biệt. Thay vào đó, chuyển đổi số thường đòi hỏi một sự thay đổi cơ bản của cấu trúc kinh doanh và văn hóa của công ty. 

Chuyển đổi số diễn ra trên nhiều quy trình, công đoạn

Chuyển đổi số diễn ra trên nhiều quy trình, công đoạn

b, Tận dụng dữ liệu 

Dữ liệu là chìa khóa để đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác. Tập trung vào việc sử dụng các công nghệ cho phép việc trích xuất giá trị và thông tin chi tiết từ các bộ dữ liệu khác nhau. Nhân viên có thể sử dụng thông tin chi tiết một cách hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng. Các công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng rộng rãi để xử lý và phân tích một lượng lớn dữ liệu. Đầu tư vào các công cụ này một cách chiến lược có thể giúp bạn đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả dựa trên dữ liệu.

Tận dụng dữ liệu vào quá trình chuyển đổi số sẽ nâng cao hiệu quả

Tận dụng dữ liệu vào quá trình chuyển đổi số sẽ nâng cao hiệu quả

c, Tìm kiếm đối tác với kinh nghiệm chuyển đổi cho SME

Doanh nghiệp nhỏ thường có ngân sách hạn chế. Do đó, việc sử dụng bên thứ ba cho hầu hết các công việc IT sẽ giúp công ty tối đa hóa nguồn lực của mình. Việc này cho phép doanh nghiệp tập trung ngân sách vào các lĩnh vực có tác động lớn nhất. Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những thách thức riêng và cần một chiến lược IT khác với các công ty lớn. Tìm kiếm các đối tác công nghệ, nhà cung cấp và nhà tư vấn có nhiều kinh nghiệm làm việc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ giúp các SME có kế hoạch chuyển đổi phù hợp.

Quá trình chuyển đổi số cần nhiều thời gian để hoàn thiện

Quá trình chuyển đổi số cần nhiều thời gian để hoàn thiện

d, Đầu tư cho tự động hóa

Các SME thường gặp vấn đề liên quan đến nhiều quy trình nhưng thiếu nguồn nhân lực hoặc nhân viên quá bận rộn để thực hiện thủ công các thao tác có tính lặp. Tự động hóa quy trình nghiệp vụ bằng robot (Robotic Process Automation) sẽ giúp SME giải quyết vấn đề này. RPA sẽ tự động hóa các công việc thủ công, lặp lại và có tính quy luật với tốc độ nhanh và chính xác hơn con người. Điều này giúp giải phóng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp để thực hiện nhiều công việc mang tính chiến lược hơn.

RPA cũng là giải pháp công nghệ có tỷ suất hoàn vốn cao trong thời gian ngắn, phù hợp để ứng dụng tại SME khi không có nhiều nguồn vốn. 

[button text=”Dùng thử miễn phí” link=”#trial-free”]

Ubot là giải pháp RPA được phát triển và cung cấp bởi FPT Software, công ty sản xuất phần mềm doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với sứ mệnh hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tăng tốc trên chặng đua chuyển đổi số, gia tăng sức cạnh tranh và ngày càng lớn mạnh, Ubot tiếp tục xây dựng và đa dạng hóa tính năng, tiến tới trở thành giải pháp tự động hóa tổng thể dành cho SMEs.