Bối cảnh
Trong những năm gần đây, một vài thuật ngữ về công nghệ ngày càng trở nên phổ biến với tầng lớp doanh nhân. Chúng ta đều đã quen với những Trí tuệ nhân tạo – Artificial (AI) hay Học máy – Machine Learning (ML) hay Tự động hóa và Chuyển đổi số.
Là một chủ doanh nghiệp, chúng ta vô thức bị cuốn vào làn sóng chuyển đổi số, xây dựng doanh nghiệp số, nhất là sau một năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Tại thời điểm dịch bệnh bùng phát, xuất hiện nhu cầu sử dụng công nghệ nhằm duy trì khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Sau khi dịch lắng xuống, các chủ doanh nghiệp mong muốn tận dụng công nghệ với mục tiêu bứt phá tăng tốc, chạy đua với thời gian và gia tăng sức cạnh tranh của đơn vị mình.
Câu hỏi đặt ra là:
Ý nghĩa thực sự của những công nghệ là gì? Ứng dụng và hiệu quả thực tế trong vận hành doanh nghiệp như thế nào? Chi phí và phương thức sử dụng ra sao?
Quan trọng hơn cả là:
“Với nguồn lực hạn chế cả về tài chính và thời gian triển khai, liệu một doanh nghiệp vừa và nhỏ có phù hợp với những công nghệ 4.0 quá to tát nêu trên không?”
RPA là gì?
Song song với các công nghệ AI và ML, một thuật ngữ được dự đoán là xu hướng của năm 2021 là RPA, Robotic Process Automation, hay tự động hóa quy trình nghiệp vụ.
Công nghệ này cho phép tạo ra các bot phần mềm, mô phỏng và tích hợp các hành động của con người tương tác trên môi trường máy tính, điển hình như các thao tác nhập liệu, tra cứu, đối soát, di chuyển dữ liệu (sao chép, dán, xóa…).
Khác với AI hay các công nghệ tương tự đòi hỏi nguồn lực lớn để trang bị và triển khai, RPA nói chung và Ubot nói riêng là giải pháp có chi phí hợp lý dành cho đối tượng doanh nghiệp SME, với thời gian kích hoạt nhanh và khả năng hoạt động ổn định lâu dài.
Vai trò của RPA?
Các robot phần mềm RPA được lập trình để thực thi những công việc mang tính chất lặp đi lặp lại, có tính quy luật và có ít ngoại lệ. Những nghiệp vụ trước đây được xử lý thủ công.
RPA sẽ phát huy hiệu quả rõ rệt nhất khi được giao cho các nhiệm vụ “chân tay”, có khối lượng lớn, tốn thời gian, nhưng không đòi hỏi phải có sự đánh giá và ra quyết định của con người.
Ví dụ như việc mở một văn bản MS Word, sau đó copy một dòng thông tin và paste sang một ứng dụng khác, hay trích xuất thông tin cần thiết từ ảnh, chữ viết tay để điền biểu mẫu tự động trên máy tính.
Nếu như mỗi ngày làm việc, một nhân viên sẽ ngày càng giảm sút về độ chính xác và niềm hứng thú khi phải thực hiện những công việc có tính lặp, những nhiệm vụ máy móc, thì các Ubot hay robot RPA sẽ thực thi không biết mệt mỏi suốt 24/7/365.
Lợi ích của RPA?
Việc ứng dụng RPA vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chứng tỏ hiệu quả cụ thể, bao gồm:
- Giảm 60% chi phí vận hành
- Tiết kiệm 90% thời gian xử lý tác vụ (so với khi thực hiện thủ công)
- Tăng 80% hiệu suất doanh nghiệp (khi được triển khai toàn diện)
- Dữ liệu được bảo mật và quản trị khoa học
- Tinh giản các quy trình nghiệp vụ và tinh gọn nguồn nhân lực
- Tạo niềm hứng khởi cho nhân viên khi loại bỏ các nhiệm vụ nhàm chán, trùng lặp
- Tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác
Lời kết
Là chủ doanh nghiệp, bạn cần phải biết và ứng dụng công nghệ phù hợp ngay hôm nay để thiết lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình trên chặng đua về hiệu suất và chuyển đổi số.
Công nghệ RPA chính là bước đầu tiên để tiến tới chuyển đổi số toàn diện.
Thay vì chỉ sử dụng các công cụ phần mềm đơn lẻ và ngộ nhận đó là tiến hành chuyển đổi số, hãy xây dựng một doanh nghiệp số thực thụ, với năng lực tự động hóa mạnh mẽ, thúc đẩy năng suất và niềm hứng khởi làm việc của nhân viên với RPA và Ubot.
[button text=”Dùng thử miễn phí” link=”#trial-free”]
Ubot là giải pháp RPA được phát triển và cung cấp bởi akaBot – FPT Software, công ty sản xuất phần mềm doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với sứ mệnh hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tăng tốc trên chặng đua chuyển đổi số, gia tăng sức cạnh tranh và ngày càng lớn mạnh, Ubot tiếp tục xây dựng và đa dạng hóa tính năng, tiến tới trở thành giải pháp tự động hóa tổng thể dành cho SMEs. |