1. Vay ngắn hạn là gì
Khoản vay được hiểu là nghĩa vụ nợ phải trả được xác nhận thông qua việc ký kết và thực hiện hiệp định, hợp đồng, thỏa thuận vay.
– Theo Điểm 1a, Điều 58 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định: Doanh nghiệp không được phản ánh vào tài khoản theo dõi khoản vay (Tài khoản 341: Trình bày chi tiết tại Mục 3.1) các khoản vay dưới hình thức phát hành trái phiếu hoặc phát hành cổ phiếu ưu đãi có điều khoản bắt buộc bên phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Do vậy, các khoản vay dưới hình thức trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi bắt buộc bên phát hành phải mua lại tại một thời điểm xác định trong tương lai là một công cụ nợ (Trong phạm vi kế toán tài chính quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, các khoản vay dưới hai hình thức này không được ghi nhận là khoản vay).
2. Phân loại vay ngắn hạn
Tại doanh nghiệp hay bên đi vay, các khoản vay ngắn hạn là các khoản vay đến hạn trả trong vòng 12 tháng tiếp theo kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính, chủ yếu nhằm mục đích tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân.
Có hai phương thức cho vay cơ bản nhất hiện nay là:
– Cho vay theo hạn mức: Bên cho vay và bên đi vay xác định một hạn mức cho vay cố định trong một thời gian nhất định. Bên đi vay có thể vay, trả nợ nhiều lần nhưng tại bất kỳ thời điểm nào, tổng số dư nợ vay không vượt quá số hạn mức đã định.
– Cho vay trực tiếp từng lần: Cho vay từng lần là hình thức cho vay mà mỗi lần vay bên đi vay phải làm thủ tục và trình bên cho vay phương án sử dụng vốn vay cho từng món.
Ngoài hai hình thức chủ yếu trên, còn có một số hình thức vay khác như vay thấu chi, vay trả góp…
3. Nguyên tắc kế toán tài khoản 341 (vay và nợ thuê tài chính)
Nguyên tắc kế toán tài khoản 341 (vay và nợ thuê tài chính) được hướng dẫn chi tiết tại khoản 1 Điều 46 Thông tư 133/2016/TT-BTC. Cụ thể như sau:
Mục đích của tài khoản 341 (vay và nợ thuê tài chính)
Tài khoản 341 dùng để phản ánh các khoản tiền vay (bao gồm cả vay dưới hình thức phát hành trái phiếu), nợ thuê tài chính và tình hình thanh toán các khoản tiền vay, nợ thuê tài chính của doanh nghiệp.
Trình bày khoản vay, nợ thuê tài chính
Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết kỳ hạn phải trả của các khoản vay, nợ thuê tài chính.
Các khoản có thời gian trả nợ hơn 12 tháng kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán trình bày là vay và nợ thuê tài chính dài hạn.
Các khoản đến hạn trả trong vòng 12 tháng tiếp theo kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán trình bày là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn để có kế hoạch chi trả.
4. Cách hạch toán Tài khoản 341–Vay và nợ thuê tài chính (chi tiết tài khoản 3411 – Các khoản đi vay).
3.1.1. Hạch toán vay bằng tiền mặt, vay bằng TGNH.
– Trường hợp vay bằng Đồng Việt Nam (nhập về quỹ hoặc gửi vào Ngân hàng), ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111) (vay nhập quỹ)
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (1121) (vay gửi vào ngân hàng)
Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).
– Trường hợp vay bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (vay nhập quỹ)
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (1122) (vay gửi vào ngân hàng)
Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).
– Các chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả), như chi phí thẩm định, kiểm toán, lập hồ sơ vay vốn… , ghi:.
Nợ TK 154, 241, 635,…
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có)
Có các TK 111, 112, 331….
3.1.2. Hạch toán tiền vay chuyển thẳng cho người bán để mua NVL, công cụ, dụng cụ, hàng hóa.
- a) Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).
– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, (giá mua đã có thuế GTGT)
Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).
- b) Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng ( 6111, 6112) (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).
– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng ( 6111, 6112) (giá mua đã có thuế GTGT)
Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).
3.1.3. Hạch toán vay chuyển thẳng cho người bán để mua sắm TSCĐ, để thanh toán về đầu tư XDCB.
– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 211, 241 (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).
– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 211, 241 (giá mua đã có thuế GTGT)
Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).
3.1.4. Hạch toán vay thanh toán hoặc ứng vốn (trả trước) cho người bán, người nhận thầu về XDCB, để thanh toán các khoản chi phí, ghi:
Nợ các TK 331, 642, 811
Có TK 341 – Vay và thuê tài chính (3411).
3.1.5. Hạch toán vay để đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, ghi:
Nợ TK 228 – Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).
3.1.6. Hạch toán lãi vay phải trả được nhập gốc, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lãi vay tính vào chi phí)
Nợ các TK 627, 241 (nếu lãi vay được vốn hóa)
Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).