Trước những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 tới toàn nền kinh tế, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền đã nhanh chóng ban hành các chính sách hỗ trợ, xây dựng các chương trình phù hợp nhằm giúp doanh nghiệp trong nước đảm bảo nguồn vốn và duy trì hoạt động kinh doanh liên tục trong mùa dịch.
Dưới đây là tổng hợp các chế độ, chính sách hỗ trợ, khắc phục khó khăn dành cho doanh nghiệp Việt trong năm 2021, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch.
1. Nhóm chính sách liên quan tới Bảo hiểm
- 07 thủ tục về BHXH, lao động – tiền lương, việc làm hỗ trợ khó khăn do Covid-19
07 thủ tục hành chính trong các lĩnh vực BHXH, việc làm, lao động – tiền lương nhằm hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19 được ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-LĐTBXH ngày 09/7/2021 của Bộ LĐTB&XH. (Xem chi tiết tại đây)
- 03 chính sách BHXH, BHTN hỗ trợ NLĐ, doanh nghiệp khó khăn do Covid-19
Tại Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021, Chính phủ đưa ra hàng loạt chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ), doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19, trong đó có 03 chính sách liên quan đến BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). (Xem chi tiết tại đây)
- Dừng đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ hưu trí, tử tuất với các doanh nghiệp sau
Chính phủ ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do COVID-19 , trong đó, có chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. (Xem chi tiết tại đây)
- Mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ TNLĐ, BNN bằng 0% đến 30/6/2022
Đây là chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) tại Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021. (Xem chi tiết tại đây)
2. Nhóm chính sách về gia hạn và miễn giảm Thuế, Phí đối với Doanh nghiệp
- Giảm 30 loại phí từ ngày 1.7, hỗ trợ khó khăn bởi dịch Covid-19
Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn giảm 30 loại phí, lệ phí từ ngày 1.7 đến hết 31.12.2021 để tháo gỡ khó khăn cho nhiều đối tượng, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. (Xem chi tiết tại đây)
- Khoản đóng góp Quỹ vắc xin Covid-19 được trừ khi tính thuế TNDN
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 41/2021/TT-BTC ngày 02/6/2021 hướng dẫn về tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụngvà kế toán, quyết toán, công khai tài chính Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 (Quỹ). (Xem chi tiết tại đây)
- Chính phủ thống nhất giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 3 do Covid-19
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 55/NQ-CP về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện (đợt 3). (Xem chi tiết tại đây)
- Lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn cho DN khó khăn do Covid-19 đến 31/12/2021
Ngày 28/5/2021, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có Công văn 2059/TLĐ về việc lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. (Xem chi tiết tại đây)
- Nghị định 52/2021/NĐ-CP về gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2021
Ngày 19/4/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021. (Xem chi tiết tại đây)
3. Nhóm chính sách liên quan thủ tục vay và cấp vốn cho Doanh nghiệp
- Hồ sơ, thủ tục để doanh nghiệp được vay vốn trả lương ngừng việc
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục để người sử dụng lao động được vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất được quy định tại Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021. (Xem chi tiết tại đây)
- Thủ tục tái cấp vốn với NHCSXH để cho DN vay trả lương ngừng việc do COVID-19
Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 1941/QĐ-NHNN ngày 16/11/2020 công bố thủ tục tái cấp vốn với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 và Quyết định 32/2020/QĐ-TTg ngày 19/10/2020. (Xem chi tiết tại đây)
4. Các đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp đang được xem xét trong 2021
Bên cạnh các chính sách đã được ban hành và có hiệu lực kể trên, có không ít các đề xuất từ phía các cơ quan chuyên trách đang được xem xét và, trong trường hợp được thông qua, sẽ đem tới những tác động tích cực đối với doanh nghiệp trong nước. (Xem chi tiết tại đây)
Ngay lúc này, các doanh nghiệp Việt đã và đang đối phó với đợt dịch thứ 4 theo cách chủ động hơn bao giờ hết. Không còn thụ động trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và Chính phủ, các đơn vị đã đẩy mạnh trang bị những công cụ và giải pháp công nghệ hỗ trợ làm việc từ xa, tự động hóa nghiệp vụ, nhằm duy trì khả năng vận hành kinh doanh liên tục trong mùa dịch.
Những phần mềm với chi phí hợp lý, thời gian triển khai nhanh chóng và giúp giải quyết các bài toán thiết thực của doanh nghiệp như: Tự động hóa xử lý hóa đơn đầu vào (FPT Ubot Invoice), Kết nối và tổ chức họp, biểu quyết trực tuyến mọi lúc (FPT Ubot Meeting), v.v đang dần trở nên phổ biến và trở thành công cụ đắc lực cho doanh nghiệp Việt, đem tới sự chuẩn hóa về quy trình làm việc, đồng thời, tạo tăng trưởng ngay trong giai đoạn phải đương đầu với dịch bệnh.
[button text=”Dùng thử miễn phí” link=”#trial-free”]
Ubot là giải pháp RPA được phát triển và cung cấp bởi FPT Software, công ty sản xuất phần mềm doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với sứ mệnh hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tăng tốc trên chặng đua chuyển đổi số, gia tăng sức cạnh tranh và ngày càng lớn mạnh, Ubot tiếp tục xây dựng và đa dạng hóa tính năng, tiến tới trở thành giải pháp tự động hóa tổng thể dành cho SMEs. |