Chuyển đổi số đang tạo nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy nhanh tốc độ phát triển với sự phổ biến của công nghệ tự động hoá. RPA (tự động hóa quy trình nghiệp vụ) được xem là giải pháp toàn diện cho SME. Vậy hiện nay công nghệ này đã và đang giúp các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tự động hóa quy trình bằng robot, hay RPA (Robotics Process Automation) là giải pháp công nghệ được sử dụng nhằm tự động hoá các chuỗi tác vụ có tính quy luật. RPA mô phỏng thao tác của con người tương tác với các phần mềm trên môi trường máy tính, để thực hiện các công việc có khối lượng lớn, lặp đi lặp lại như: nhập liệu, trích xuất, di chuyển dữ liệu, tạo đơn hàng, hay báo cáo đơn giản.
Với RPA, doanh nghiệp SME có thể giảm thiểu chu kỳ thời gian xử lý công việc, cải thiện độ chính xác, tăng hiệu quả làm việc cho nhân viên cũng như tạo ra các giá trị cốt lõi khác. Do đó, RPA được ví như con át chủ bài giúp doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ tăng trưởng trong thời đại 4.0.
RPA hiện đang là giải pháp được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nhờ vào khả năng thích ứng linh hoạt cao.
-
Bán lẻ
Trong ngành bán lẻ, dữ liệu đầu vào và đầu ra đều rất quan trọng. Các hoạt động bán lẻ bao gồm các hoạt động phân tích và vận hành liên tục. Trợ lý RPA có thể giúp các công ty bán lẻ tự động hóa quy trình của họ và thu hẹp khoảng cách cạnh tranh trên thị trường.
Không chỉ vậy, RPA còn có thể tự động hóa quy trình bán hàng. Các phần mềm robot có thể loại bỏ các lỗi và hoàn thành đơn hàng cho khách hàng nhanh chóng hơn so với quy trình thủ công trước đây. Thực tế cho thấy rằng khi khách hàng nhận được hoá đơn, thông tin đơn hàng của mình nhanh hơn thì có trải nghiệm mua hàng hài lòng hơn và có thể thanh toán cho doanh nghiệp sớm hơn.
Bằng cách tự động hóa thống kê, phân tích dữ liệu thường xuyên, các doanh nghiệp có thể theo dõi lượng hàng hoá ra vào và nguồn trữ cần có để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. RPA chính là giải pháp phù hợp cho các công ty bán lẻ với quy mô vừa và lớn.
-
Sản xuất
Robot phần mềm hiện là nguồn nhân công không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất. Nhiều năm qua, RPA đã được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy và hiện đang không ngừng phát triển.
Công nghệ tự động hóa không chỉ giảm thiểu công việc lao động mà còn giúp tăng năng suất làm việc cho nhiều công xưởng, nhà máy. Việc ứng dụng các giải pháp RPA trong sản xuất rất đa dạng. Các trợ lý robot ảo RPA có thể kiểm soát hàng tồn kho bằng cách thông báo khi lượng hàng trong kho thấp hơn nhu cầu cần thiết. Bên cạnh đó, các robot tự động hoá hỗ trợ doanh nghiệp quản lý từ hoá đơn đến số lượng thực tế nguyên vật liệu giúp quy trình sản xuất trở nên thuận lợi hơn. Điều này giúp giải phóng thời gian của nhân viên dịch vụ khách hàng và cải thiện thời gian phản hồi tới khách hàng.
-
Logistics
Logistics luôn chú trọng đến vấn đề vận hành liên tục và đúng thời điểm của chuỗi cung ứng. Với những thách thức trong việc quản lý kho, nhiều doanh nghiệp logistic vừa và nhỏ đã lựa chọn giải pháp tự động hoá. Hướng đến tối ưu hoá quản lý kho, bãi, các quy trình từ phân loại, đóng gói, lưu trữ, vận chuyển đều được chuyển hướng áp dụng công nghệ RPA.
Nhằm giải phóng nhân lực cũng như tăng tốc quá trình vận hành, trợ lý robot RPA có thể hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các tác vụ từ việc lên đơn hàng đến giao hàng cho khách. Với phương án kho tự động, những doanh nghiệp quy mô nhỏ có thể tiết kiệm thời gian quay vòng, giảm lượng nhân công cần thiết đồng thời cải thiện chất lượng hoạt động. Ứng dụng RPA vào hoạt động logistics là việc cần thiết đối với SME mong muốn phát triển nhanh và hội nhập toàn diện trong thời đại 4.0.
Ngày nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều phải đối mặt với nhiều thử thách khi mở rộng quy mô. Chính vì thế mà những doanh nghiệp này đều phải nỗ lực cao độ trong quá trình chuyển đổi số. Việc bắt đầu ứng dụng các công nghệ tự động hoá như RPA từ những quy trình nhỏ nhất rồi mở rộng dần quy mô toàn doanh nghiệp là cần thiết, nếu như doanh nghiệp SME muốn thu hẹp khoảng cách cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Một điểm khởi đầu hợp lý chính là tự động hóa xử lý nghiệp vụ kế toán, như hóa đơn đầu vào, với giải pháp công nghệ FPT Ubot Invoice.
[button text=”Dùng thử miễn phí” link=”#trial-free”]
Ubot là giải pháp RPA được phát triển và cung cấp bởi FPT Software, công ty sản xuất phần mềm doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với sứ mệnh hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tăng tốc trên chặng đua chuyển đổi số, gia tăng sức cạnh tranh và ngày càng lớn mạnh, Ubot tiếp tục xây dựng và đa dạng hóa tính năng, tiến tới trở thành giải pháp tự động hóa tổng thể dành cho SMEs. |