RPA có thể ứng dụng trong mọi ngành sản xuất. Ngoài hỗ trợ cho các hoạt động chung như văn phòng, hậu cần… đã tương đối quen thuộc, công nghệ tự động hóa RPA còn đang phát huy mạnh mẽ khả năng giải quyết những bài toán khó nhằn và đặc thù của từng ngành sản xuất, từ dược phẩm, dệt may, chế biến thực phẩm, năng lượng, ô tô…

***

RPA trong ngành sản xuất

Trong bài viết này, hãy cùng khám phá các quy trình tự động hóa RPA đang thay đổi hoạt động cốt lõi trong các ngành sản xuất tiêu biểu nào và ra sao. 

Ngành dệt may

Hình ảnh các công nhân may với chuỗi công việc cắt, may lặp đi lặp lại có thể sẽ dần biến mất với sự thay thế của các máy khâu tự động. Công nghệ RPA, với sự kết hợp giữa tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI), hiện nay đã có thể mô phỏng toàn bộ quy trình may mặc và thực hiện lại một cách thông minh hơn.

Ngành dệt may

Sự tự động hóa dây chuyền may mặc có thể giúp tạo ra sản phẩm một cách nhanh hơn với chất lượng được đồng nhất hoàn hảo. Điều thú vị ở đây, là theo nghiên cứu từ  textileworld.com, một chiếc áo phông có thể được may xong với 13 bước tự động chỉ trong 162s. Con số đáng kinh ngạc này khiến cho người ta bắt đầu tò mò về cách sử dụng tự động hóa trong các hoạt động sản xuất công nghiệp.

Điểm nhấn tiếp theo của công nghệ tự động hóa RPA trong ngành dệt may nằm ở hoạt động phát triển sản phẩm – công việc tưởng chừng như phụ thuộc hoàn toàn vào tính sáng tạo của con người. 

RPA trong dệt may

Ứng dụng RPA trong tự động hóa quy trình may mặc

Với đặc thù ngành dệt may là một mẫu mã sẽ có nhiều kết hợp màu sắc khác nhau. Công nghệ RPA có thể tự động hóa việc tạo ra các sản phẩm tương tự với mẫu gốc bằng việc nghiên cứu dữ liệu màu sắc và chất liệu, từ đó kết hợp và đưa ra các thiết kế tương tự. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tạo hệ thống mẫu mã đa dạng hơn trong thời gian ngắn.

Một ví dụ đầy cảm hứng về việc triển khai RPA thành công trong ngành dệt may là MAS Holdings – nhà sản xuất hàng đầu Nam Á. Công ty này đã triển khai tự động hóa 52 quy trình và tiết kiệm 14.000 ngày công mỗi năm. 

Ngành chế biến thực phẩm

Như với bất kỳ ngành nào khác, sản xuất và chế biến thực phẩm cũng đang sử dụng RPA cho nhiều hoạt động văn phòng – chẳng hạn như nhân sự, tài chính hoặc kế toán. Nhưng đối với ngành công nghiệp này, lợi ích cụ thể từ việc công nghệ tự động hóa RPA còn mở rộng sang khâu chế biến với ứng dụng trong các hoạt động:

RPA trong sản xuất thực phẩm

Công nghệ RPA trong một số hoạt động của ngành sản xuất thực phẩm

Ngoài ra, đặc thù của ngành chế biến thực phẩm là khâu bảo quản nguyên liệu, thành phẩm cũng như quản lý việc thu hồi sản phẩm hết hạn. 

Các dữ liệu quan trọng đối với ngành công nghiệp thực phẩm như khả năng gây dị ứng, nhiệt độ và điều kiện lưu trữ, yêu cầu về bao bì, thùng chứa… có thể được thu thập và sắp xếp tự động bằng phần mềm RPA. 

Các thông tin sau đó sẽ được gửi tự động cho các bộ phận có liên quan, chẳng hạn: bộ phận kho cần điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm bao nhiêu; các lô hàng chưa tiêu thụ hết được tự động kiểm tra và cảnh báo thu hồi nếu sắp hết hạn 

> Xem thêm: Arçelik: Công ty sản xuất vượt qua thử thách đứt gãy nguồn cung ứng nhờ công nghệ RPA

Dược phẩm

Theo báo cáo “Báo cáo Công nghệ Toàn cầu” năm 2020 của Bain, “84% các công ty trong toàn ngành dược có kế hoạch đẩy nhanh các nỗ lực tự động hóa”. RPA có thể ảnh hưởng đến các công ty dược theo nhiều cách khác, không chỉ ở hoạt động văn phòng mà còn trong hoạt động sản xuất như:

– Tự động hóa quy trình chiết rót và đóng gói

– Tự động hóa quy trình kiểm tra trong sản xuất dược phẩm: 

– Kiểm tra độ chính xác của từng thành phần, trọng lượng thuốc trong từng giai đoạn; 

– Kết hợp với công nghệ thị giác máy tính để kiểm tra màu sắc, kích thước và hình dạng của từng viên thuốc.

RPA trong ngành dược phẩm

Một đóng góp tiêu biểu khác của RPA trong ngành dược là hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm thuốc. Hoạt động này không chỉ đòi hỏi phải quản lý một cơ sở dữ liệu lớn mà độ chính xác còn phải đảm bảo gần như tuyệt đối. RPA có thể hỗ trợ hoạt động này với một quy trình tự động hóa thông minh:

– Tự động nhập các tập dữ liệu khác nhau vào cơ sở dữ liệu thống kê

– Xác minh chất lượng dữ liệu sau khi hoàn thành nghiên cứu

– Gửi dữ liệu nghiên cứu cho các bộ phận liên quan

– Cảnh báo và làm rõ sự bất thường của dữ liệu

Điều này giúp đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và thử nghiệm tại các công ty dược phẩm với những đơn hàng số lượng lớn và cần hoàn thành trong thời gian gấp rút.

Công nghiệp chế tạo

Công nghệ tự động hóa với các cánh tay robot đã được ứng dụng từ lâu trong ngành công nghiệp chế tạo máy. Tuy nhiên, sự xuất hiện của RPA đã thêm một lần nữa nâng tầm hiệu suất khi kết hợp tính tự động và sự thông minh của trí tuệ nhân tạo.

Ngành công nghiệp chế tạo

Cùng xem ví dụ của ATOS – một trong những nhà sản xuất xe tải lớn nhất thế giới đã ứng dụng hơn 270 bot RPA vào hoạt động lắp ráp. 

Một thành quả điển hình của ATOS là sử dụng RPA để giải quyết bài toán kiểm tra chất lượng lắp đặt của các ECU (hộp đen). Trước đây, việc kiểm tra này được thực hiện thủ công nên Atos chỉ có thể kiểm tra xác suất 10% số ECU. Tỉ lệ ECU lỗi do không được kiểm tra khi đưa vào lắp ráp đã  làm gián đoạn toàn bộ dây chuyển.

Atos đã xây dựng một giải pháp RPA để kiểm tra hộp đen, mô phỏng quá trình cài đặt và kiểm tra thủ công. Thay vì tiến hành thử nghiệm ECU trong quá trình lắp ráp xe tải, các đơn vị này đã được thử nghiệm ngoài công trường hai tuần trước khi đến dây chuyền lắp ráp. Quy trình tự động hóa này giúp 100% hệ thống ECU được kiểm tra, thay vì chỉ 10% như trước đây. Kết quả là không có ECU lỗi nào bị đưa vào nhà máy và không có thêm sự gián đoạn sản xuất nào.

Với sáng kiến này, Atos đã tiết kiệm được gần 700,000$ mỗi năm và hơn 1200 giờ làm việc.

Công nghệ RPA cũng giúp các doanh nghiệp ngành chế tạo hoạt động hiệu quả hơn trong các lĩnh vực như quản lý đại lý, tài chính, chuỗi cung ứng, theo dõi tồn kho hoặc các thông tin về bảo hành, bảo hiểm.

Nguồn: 

10 Industries That Can Benefit From RPA

Atos Shows Truck Maker How to Use RPA on the Assembly Line

SEWBOTS® Transforming The Sewn Products Industry

4 Real World Use Cases of Robotic Process Automation (RPA) in the Pharmaceutical Industry

AI in The Textile Industry – Applications and Impact

RPA for Food Industry in Japan

RoboCloud – Food Manufacturing RPA

UiPath Helps MAS Holdings Save 14,000 Man-Days Annually