Để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tiềm năng trong tương lai, nhà đầu tư sẽ cần phân tích nhiều chỉ số khác nhau. Trong đó, ROA thuộc nhóm những chỉ số cơ bản cần xem xét trước tiên. Cùng tìm hiểu về ROA qua bài viết này nhé.

ROA là gì

ROA (Return On Asset) là tỷ suất sinh lời của tài sản trong doanh nghiệp.

Chỉ số ROA nêu lên mối quan hệ giữa lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được với lượng vốn mà doanh nghiệp đang đầu tư vào tài sản. Hay nói cách khác, là xem xét việc đầu tư, quản lý tài sản của doanh nghiệp có đang tạo ra nhiều lợi nhuận hay không.

Đây là chỉ số cơ bản mà các nhà đầu tư chứng khoán rất quan tâm.

ROA là gì

Cách tính ROA

Công thức cơ bản

Mặc dù các tài liệu đang tính ROA theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên công thức cơ bản nhất của chỉ số này như sau:

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

Trong đó: Nhà đầu tư lấy số liệu lợi nhuận sau thuế tại báo cáo kết quả kinh doanh và lấy số liệu Tổng tài sản tại bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Công thức nâng cao

Công thức ROA cơ bản có hạn chế là chỉ tính toán theo thời điểm, trong khi đó, các nhà đầu tư thường muốn đánh giá hiệu quả trong cả một thời kỳ.

Vì vậy, chúng ta có công thức ROA nâng cao:

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân

Trong đó: Tổng tài sản bình quân được tính bằng mức trung bình cộng của tài sản đầu kỳ và tài sản cuối kỳ

Ý nghĩa chỉ số ROA

ROA là chỉ số hữu ích để đánh giá hiệu suất hoạt động đầu tư vốn của một một công ty.

Nếu ROA tăng lên, điều này cho thấy công ty đang đầu tư tốt cho các tài sản của mình và các tài sản này đang sản sinh ra nhiều lợi nhuận.

Ngược lại, nếu ROA của một công ty giảm theo thời gian, chứng tỏ công ty đã đầu đầu tư nguồn lực không tốt.

Lưu ý khi sử dụng ROA

Cũng như các chỉ số khác, ROA cũng có một số hạn chế nhất định. ROA không phải là công cụ tốt để so sánh các doanh nghiệp có quy mô khác nhau hay ở những lĩnh vực khác nhau. Bởi lẽ, mỗi một lĩnh vực lại có một đặc thù riêng, chẳng hạn, các doanh nghiệp bán lẻ với tỉ suất lợi nhuận thấp hơn lĩnh vực dịch vụ và ROA cũng thường thấp hơn.

Thậm chí, kể cả với các công ty trong cùng ngành và cùng quy mô, ROA cũng có thể rất khác nhau vì còn tùy vào giai đoạn vòng đời của doanh nghiệp. Ví dụ, công ty đang ở giai đoạn đầu tư, tiếp cận thị trường thường sẽ có ROA thấp hơn nhiều so với một một công ty đang trong giai đoạn tăng trường.

Vì vậy, ROA được sử dụng tốt nhất để phân tích hiệu quả đầu tư tài sản của một doanh nghiệp theo thời gian, chẳng hạn như theo dõi liên tục qua từng quý, từng năm.

ROA bao nhiêu là tốt

Theo tổng hợp của trang Forbes.com, nhìn chung với tất cả các ngành, ROA ở mức trên 5% có thể được coi là tốt, và nếu đạt trên 20% là rất xuất sắc.

Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, nhà đầu tư cần so sánh với các đối thủ khác cùng ngành, cùng quy mô để biết mức ROA đó đã tốt chưa.

Kết hợp phân tích ROA với ROE

Để phân tích hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, trong đầu tư chứng khoán, bên cạnh ROA, bạn sẽ gặp một chỉ số rất quen thuộc khác, đó là ROE.

ROE là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng của công ty cho vốn chủ sở hữu

Nếu ROA kiểm tra hiệu quả quản lý tài sản của công ty để tạo ra lợi nhuận, thì ROE kiểm tra xem công ty đang quản lý tiền mà các cổ đông đầu tư để tạo ra lợi nhuận như thế nào. Các nhà đầu tư sử dụng ROE để hiểu hiệu quả của các khoản đầu tư mà họ vào một công ty và sử dụng ROA để bổ trợ cho các kết luận.

Ngoài ra, người ra cũng kết hợp với đánh giá cùng các chỉ số khác như ROS để có bức tranh tài chính toàn cảnh về doanh nghiệp.

——

Để quản lý cá c khoản chi phí của doanh nghiệp, UBot đã cho ra mắt giải pháp UBot ePayment – hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán, đồng thời hỗ trợ theo dõi chi phí đồng bộ trên một giao diện. Nhà quản lý có thể nắm được chi tiết các khoản chi theo từng hạng mục, phòng ban theo thời gian thực. Quy trình quản lý thanh toán tự động này có thể giúp tiết kiệm đến 80% thời gian so với quy trình thủ công và độ chính xác lên đến 100%.

Tham khảo ngay tại: https://ubot.vn/ubot-epayment/