1. Các khoản thu nhập được miễn thuế
1.1. Đối với các cơ sở sản xuất hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, các khoản thu nhập được áp dụng chính sách miễn thuế là:
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã.
- Thu nhập của hợp tác xã/ doanh nghiệp đến từ các hoạt động thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
- Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
1.2. Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm:
- Thu nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng;
- Dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi;
- Dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
1.3. Trong thời gian thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo quy định của pháp luật, thu nhập từ hoạt động này sẽ được miễn thuế tối đa 03 năm kể từ ngày bắt đầu có doanh thu từ việc thực hiện hợp đồng.
Các sản phẩm được làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ KHCN khi bán ra và mang lại thu nhập cho doanh nghiệp thì thu nhập đó được miễn thuế tối đa 05 năm tính từ ngày ghi nhận doanh thu đầu tiên.
Thu nhập từ bán sản phẩm sản xuất thử nghiệm trong thời gian sản xuất thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
1.4. Với các doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV chiếm 30% trở lên trong tổng số lao động tính theo bình quân trong năm thì thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.5. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho những người có hoàn cảnh khó khăn, cần được hỗ trợ từ xã hội: người đang/sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em nghèo…
Trường hợp cơ sở dạy nghề có dạy cả các đối tượng khác thì phần thu nhập miễn thuế tương ứng với tỉ lệ học viên thuộc đối tượng kể trên trên tổng số học viên.
1.6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định
Tính cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được hưởng ưu đãi thuế TNDN.
1.7. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
1.8 Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) lần đầu của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải; các lần chuyển nhượng tiếp theo nộp thuế TNDN theo quy định.
1.9 Các khoản thu nhập liên quan đến tín dụng được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu;
- Thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng chính sách xã hội;
- Thu nhập của Công ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
- Thu nhập từ hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của các quỹ tài chính Nhà nước.
1.10 Phần thu nhập không chia
1.11 Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
1.12 Thu nhập của văn phòng thừa phát lại (trừ các khoản thu nhập nhập từ các hoạt động khác ngoài hoạt động thừa phát lại) trong thời gian thực hiện thí điểm theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
2. Thủ tục để được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1 Trình tự nộp hồ sơ xin xét miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp để được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài đáp ứng những điều kiện nhất định được pháp luật quy định thì cần tiến hành các thủ tục liên quan như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp muốn được miễn thuế cần nộp một bộ hồ sơ miễn thuế cho cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền. Hồ sơ miễn thuế bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế, hồ sơ gồm có:
- Tờ khai thuế;
- Tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế được miễn, số thuế được giảm.
- Trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế thì hồ sơ miễn thuế, giảm thuế gồm có:
- Văn bản đề nghị miễn thuế, giảm thuế trong đó nêu rõ loại thuế đề nghị miễn, giảm; lý do miễn thuế, giảm thuế; số tiền thuế được miễn, giảm;
- Tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế được miễn, số thuế được giảm.
Bước 2: Trường hợp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ;
Nếu hồ sơ miễn thuế, giảm thuế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế phải thông báo cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ.
2.2 Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
Thời hạn giải quyết trong trường hợp bình thường là 30 ngày thì cơ quan thuế sẽ ra quyết định miễn thuế hoặc thông báo không thuộc diện miễn thuế và nêu rõ lý do
Còn nếu trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ miễn thuế, thì trong thời hạn giải quyết có thể lên tới sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
———-
UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp – cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:
- UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
- UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
- UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
- UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ
Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn