Cụm từ lãi suất chiết khấu thường được nhắc đến rất nhiều trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc đầu tư tài chính. Nhưng để hiểu sâu và rõ hơn về lãi suất chiết khấu thì nhiều người hẳn còn rất là thắc mắc. Bài viết này Vietcap sẽ mang bạn đến tìm hiểu về lãi suất tái chiết khấu là gì, cách xác định và ý nghĩa của loại lãi suất này. Và Lãi suất chiết khấu có những tác động gì đến các ngân hàng và nhà đầu tư?
Lãi suất chiết khấu là gì?
Đầu tiên khái niệm chiết khấu (discount) là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong kinh doanh được hiểu là việc doanh nghiệp giảm giá niêm yết của sản phẩm / dịch vụ theo một tỷ lệ phần trăm nhất định. Nói một cách đơn giản, chiết khấu là một khoản giảm giá hoặc nhượng bộ về giá. Chiết khấu được đưa ra để khuyến khích người mua đặt hàng và thanh toán.
Trong hoạt động ngân hàng, lãi suất chiết khấu là mức lãi suất do ngân hàng nhà nước áp dụng khi cho vay. Đối tượng cho vay là các ngân hàng thương mại. Theo đó, khi hoạt động sẽ có trường hợp cần vay tiền từ ngân hàng trung ương, nhất là khi tỷ lệ tiền mặt dự trữ của ngân hàng không thể đảm bảo an toàn. Lúc này ngân hàng thương mại sẽ xem xét vay tiền tránh xảy ra tình huống khách hàng rút tiền.
Bởi vậy mà lãi suất chiết khấu được xem là một công cụ trong chính sách tiền tệ và là căn cứ quan trọng với ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại.
Yếu tố sẽ ảnh hưởng đến lãi suất tái chiết khấu
Có rất nhiều yếu tố trên thị trường tác động đến mức lãi suất tái chiết khấu:
Mức cung cầu tiền tệ
Bất cứ loại lãi suất nào trên thị trường đều sẽ chịu sự tác động của sức cung cầu tiền tệ, trong đó cung tiền tệ chính là tổng toàn bộ tiền tệ được sử dụng cho mục đích thanh toán trên thị trường, chính phủ trực tiếp kiểm soát. Còn cầu tiền tệ được hiểu là nhu cầu về tiền của toàn xã hội nhằm mục đích làm phương tiện giao dịch, trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ…
Nếu cung tiền tệ tăng so với cầu tiền tệ, lãi suất tái chiết khấu sẽ giảm, ở chiều ngược lại nếu cung tiền tệ giảm cùng với cầu tiền tệ, lãi suất sẽ tăng.
Chính sách tiền tệ
Đây là một trong những công cụ giúp Nhà nước kiểm soát mức lãi suất trên thị trường để duy trì sự ổn định của nền kinh tế và điều tiết các hoạt động chung toàn bộ nền kinh tế vĩ mô.
- Ngân hàng Nhà nước trực tiếp xây dựng và đưa ra các quy định về lãi suất cho thị trường, chủ động thực hiện điều chỉnh lãi suất trong quá trình áp dụng các quy định để điều chỉnh tổng phương tiện thanh toán, hạn chế/mở rộng tín dụng nhằm thực hiện mục tiêu giảm phát, đồng thời tăng trưởng nền kinh tế.
- Xét mối quan hệ giữa lãi suất tái chiết khấu và chính sách tiền tệ, khi lãi suất trên thị trường tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng cũng như đầu tư giảm, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành giảm lãi suất tái chiết khấu.
- Ngược lại nếu lãi suất thị trường giảm, Ngân hàng Nhà nước thực hiện tăng lãi suất tái chiết khấu. Mục đích là để giảm bớt khối lượng tín dụng cho ngân hàng thương mại, buộc các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất tín dụng để cân bằng giá trị đồng tiền.
Công thức tính lãi suất chiết khấu
Có 2 cách tính lãi suất chiết khấu là dựa trên chi phí huy động vốn và sử dụng trung bình trọng của chi phí vốn.
Chi phí huy động vốn
Để tính lãi suất chiết khấu theo phương pháp huy động vốn, có thể áp dụng công thức sau:
Lãi suất chiết khấu = Lợi nhuận thu được/Số tiền đã đầu tư để huy động vốn
Trong đó:
– Lợi nhuận thu được là tổng giá trị các dòng tiền thu được từ đầu tư, bao gồm cả doanh thu và lợi nhuận.
– Số tiền đã đầu tư để huy động vốn: là tổng số tiền đã chi tiêu để đầu tư.
Khi tính toán lãi suất chiết khấu cần chú ý đến đơn vị thời gian và điều chỉnh nó để phù hợp với đơn vị thời gian của dự án đầu tư như ngày, tháng, năm.
Trung bình trọng số chi phí vốn
Công thức tính lãi suất chiết khấu theo phương pháp trung bình trọng số chi phí vốn như sau:
Lãi suất chiết khấu = (CPCV1 x LSCV1 + CPCV2 x LSCV2 + … + CPCVn x LSCVn) / (LSCV1 + LSCV2 + … + LSCVn)
Trong đó:
CPCV: Chi phí huy động vốn của từng nguồn vốn (nghĩa là lãi suất hoặc mức phí được trả cho nguồn vốn đó)
LSCV: Lượng vốn được huy động từ từng nguồn vốn.
Công thức này tính trung bình trọng số của các chi phí huy động vốn tương ứng với từng nguồn vốn, nhằm đưa ra mức lãi suất chiết khấu tổng thể cho dự án đầu tư.