Hạch toán kế toán xây dựng được xem là mảng kế toán khó cần nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và cả sự tỉ mỉ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn quy trình hạch toán kế toán xây dựng theo quy định mới nhất.

1. Quy trình nghiệp vụ kế toán xây dựng

Quy trình nghiệp vụ kế toán xây dựng bao gồm:

  • Hồ sơ mời thầu
    • Hồ sơ mời thầu
    • Bản vẽ thiết kế
    • Dự toán
    • Báo cáo kinh tế kỹ thuật (nếu có)
  • Hồ sơ đấu thầu
  • Thông báo trúng thầu
  • Ký kết hợp đồng thi công xây dựng và lập dự toán công trình dựa trên bản vẽ thiết kế, hợp đồng
  • Hồ sơ đề nghị tạm ứng
    • Hồ sơ nghiệm thu thanh toán từng lần
    • Hồ sơ nghiệm thu chất lượng: Kết quả nghiệm thu vật liệu đầu vào, biên bản nghiệm thu nội bộ công việc của nhà thầu, đề nghị nghiệm thu, biên bản nghiệm thu công việc, biên bản nghiệm thu giai đoạn
  • Hồ sơ nghiệm thu giá trị: biên bản nghiệm thu khối lượng, xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành, đề nghị thanh toán
  • Hồ sơ nghiệm thu quyết toán công trình
    • Hồ sơ nghiệm thu chất lượng: Kết quả nghiệm thu vật liệu đầu vào, biên bản nghiệm thu nội bộ công việc của nhà thầu, đề nghị nghiệm thu, biên bản nghiệm thu công việc, biên bản nghiệm thu giai đoạn, biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, nhật ký công trình, bản vẽ hoàn công
    • Hồ sơ nghiệm thu giá trị
    • Thanh lý hợp đồng
  • Tính giá thành, ghi nhận doanh thu và lãi lỗ công trình hoàn thành

quy trình kế toán xây dựng

2. Một số lưu ý khi hạch toán kế toán doanh nghiệp xây dựng

Doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng cũng giống như các doanh nghiệp lĩnh vực thương mại, sản xuất, các nghiệp vụ liên quan đến thu chi, công nợ,… đều được thực hiện giống nhau. Điểm khác biệt mấu chốt đối với doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng chính  là việc thực hiện tập hợp chi phí và tính giá thành, cụ thể:

  • Đối tượng tính giá thành
    • Theo công trình: Giá thành chỉ phát sinh 1 lần, không lặp lại
    • Giá thành chi tiết của một công trình thường chia thành nhiều hạng mục, gói thầu, công trình con cho nên việc tính giá thành có thể được tính theo giá thành chi tiết và tổng hợp lên giá thành công trình mẹ.
    • Thời gian theo dõi: Thường kéo dài lâu, có thể là một năm hoặc nhiều năm
  • Đối tượng tập hợp chi phí: Tập hợp chi phí theo công trình
  • Các yếu tố chi phí cho một công trình bao gồm: NVL, Chi phí nhân công, chi phí chung, chi phí máy thi công, chi phí nhà thầu phụ, chi phí thuê ngoài
    • Nguyên vật liệu: thường được nhập mua và xuất thẳng cho công trình (thường ít qua kho vì chúng ta biết chính xác khối lượng từng NVL qua việc bóc khối lượng). Nguyên vật liệu cũng có thể được điều chuyển giữa các công trình
    • Các chi phí NC, Máy thi công, thầu phụ, chi phí chung, chi phí thuê ngoài thì tùy theo công việc cụ thể phát sinh thì các chi phí này có thể chỉ đích danh theo công trình hoặc phân bổ cho các công trình. Việc phân bổ thường dựa theo yếu tố chi phí NVL
  • Đối với chi phí dở dang: Tập hợp ở TK 154 và kết chuyển sang 632
  • Khoản lãi vay ngân hàng: Các công ty xây dựng hầu hết sẽ phát sinh các khoản vay ngân hàng để phục vụ thi công. Các khoản vay này sẽ cấp cho các tổ đội thi công dưới dạng tạm ứng công trình.
  • Bảng dự toán công trình: Khi đấu thầu công trình thì sẽ có bảng dự toán cho công trình và chúng ta sẽ phải lập báo cáo so sánh giữa giá thành dự toán và chi phí thực tế
  • Xác định lỗ lãi: Phân bổ chi phí Bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp theo công trình để xác định kết quả kinh doanh theo công trình
  • Thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh: Các dự án thi công ngoại tỉnh ( giá trị >=1 tỷ ) thì sẽ phát sinh thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh – chi tiết quy định tại thông tư 80/2021/TT-BTC

kế toán xây dựng

3. Hướng dẫn hạch toán kế toán xây dựng

3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình

  • Thủ tục mua NVL trực tiếp bao gồm:
    • Hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng
    • Hóa đơn tài chính
    • Phiếu xuất kho bên bán (BB giao nhận) và Phiếu nhập kho
    • Chứng từ thanh toán qua ngân hàng
    • Chứng chỉ chất lượng (nếu cần)
  • Hạch toán nghiệp vụ mua NVL trực tiếp:

Nợ 152 (chi tiết theo từng vật tư)

Nợ 1331 (Thuế GTGT được khấu trừ)

Có 111,112,331

  •  Khi xuất NVL thi công hạch toán như sau:

Nợ 621 – Chi phí NVL trực tiếp

Có 152

3.2. Chi phí nhân công trực tiếp

  •  Hồ sơ bao gồm:
    • Hồ sơ lao động
    • Hợp đồng lao động
    • Quy chế tiền lương, các QĐ của giám đốc
    • Các thủ tục liên quan đến thuế TNCN
    • Bảng chấm công, bảng lương
  •  Cuối tháng tính lương phải trả công nhân

Nợ 622 – Chi phí NC trực tiếp

Có 334

  •  Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:

Nợ 622

Có 3383, 3384, 3386

3.3. Chi phí máy thi công

Chi phí máy thi công bao gồm nhiên liệu, khấu hao máy, lương lái máy,chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy.

Về lương lái máy thì các bạn chuẩn bị giấy tờ như phần chi phí nhân công

  • Thủ tục với chi phí nhiên liệu bao gồm:
    • Hợp đồng mua bán, hóa đơn mua, PNK,PXK
    • Sổ nhật trình máy (Bảng theo dõi ca xe máy)
    • Định mức tiêu hao nhiên liệu (do giám đốc ban hành)
  •  Cuối tháng tính lương phải trả cho lái máy

Nợ 6231 – Chi phí nhân công máy thi công

Có 334

  • Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:

Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung

Có 3383, 3384, 3386

  •  Cuối tháng trích khấu hao máy thi công

Nợ 6234 – Chi phí khấu hao

Có 214

  • Chi phí xăng dầu cho máy hoạt động

Nợ 6232 – Chi phí nguyên nhiên vật liệu

Có 152

  •  Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng thuê máy

Nợ 6237

Nợ 1331

Có 111, 112, 331

3.4. Chi phí chung cho công trình

Các chi phí chung cho công trình bao gồm: chi phí lán trại, điện nước, lương cán bộ quản lý…và các chi phí phục vụ chung phát sinh tại công trình

Về chi phí chung thì tùy theo các nghiệp vụ cụ thể, tập hợp chứng từ và chúng ta hạch toán như sau:

  •  Cuối tháng tính lương phải trả cho bộ phận quản lý công trình

Nợ 6271 – Chi phí sản xuất chung

Có 334

  •  Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN của bộ phận quản lý công trình tính vào chi phí

Nợ 6271 – Chi phí sản xuất chung

Có 3383, 3384, 3386

  • Cuối tháng trích khấu hao TSCĐ phục vụ BP quản lý công trình

Nợ 6274

Có 214

  • Các chi phí chung khác:

Nợ 627

Nợ 1331

Có 111, 112, 331

———-

UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp – cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:

  • UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
  • UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
  • UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
  • UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ

Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn