Kế toán xuất nhập khẩu là một vị trí kế toán đòi hỏi khá nhiều kinh nghiệm trong ngành kế toán nói chung. Kiến thức của kế toán xuất nhập khẩu không chỉ bó hẹp trong những kiến thức chuyên môn mà nó còn đòi hỏi sự tinh nhanh, kỹ càng trong khi xử lý một lúc nhiều con số, nhiều khoản tiền của các kế toán viên.

Kế toán xuất nhập khẩu là gì?

Kế toán xuất nhập khẩu là người kế toán chịu trách nhiệm các hoạt động tài chính, hạch toán, xử lý hóa đơn chứng từ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa. Kế toán viên làm công việc liên quan đến xuất nhập khẩu cần có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm về ngành nghề này cũng như biết cách xử lý các công việc liên quan.

rong thời kỳ xã hội phát triển như hiện nay, các quốc gia trên thế giới không chỉ giao lưu văn hóa xã hội mà còn bắt tay nhau cùng phát triển bằng cách giao lưu buôn bán hàng hóa. Các mặt hàng nông sản, may mặc… từ quốc gia này có thể xuất sang quốc gia khác, tương tự các mặt hàng công nghệ cao, dịch vụ,… cũng được xuất nhập khẩu để đảm bảo nhu cầu cuộc sống của con người.

Giữa xã hội phát triển như vậy thì vai trò của kế toán xuất nhập khẩu càng trở nên quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Từ nhu cầu cao đó mà tính chất công việc của những kế toán xuất nhập khẩu cũng thăng hạng, thăng cấp và đòi hỏi những tiêu chuẩn, yêu cầu đối với các nhân viên kế toán.

Bảng Mô Tả Công Việc Nhân Viên Kế Toán Nhà Hàng Khách Sạn - Chefjob.vn

Nhiệm vụ của kế toán xuất nhập khẩu

– Ghi chép, phản ánh, giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch lưu chuyển hàng hàng hóa xuất nhập khẩu:
+ Góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa
+ Tăng vòng quay vốn giảm chi phí lưu thông
+ Tăng tối đa hiệu quả kinh doanh
– Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch  xuất nhập khẩu , bảo quản hàng hóa, lưu trữ hàng hoá, thu chi ngân sách và tình hình thực hiện thu chi ngân sách,..
– Kiểm tra tình hình chi phí xuất nhập khẩu phát sinh để sử dụng hiệu quả tối ưu nguồn vốn và các loại vật tư hàng hóa.
– Cung cấp đày đủ chính xác chi tiết các số liệu để phục vụ cho công tác quản lý và kinh doanh tại doanh nghiệp. – Lập các quỹ dự phòng, điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ ở cuối mỗi niên độ kế toán nhằm hạn chế nhất những thiệt hại và chủ động về tài chính.

Công việc của kế toán xuất nhập khẩu trong doanh nghiệp

kế toán nhà hàng Archives - Công ty Thái Phong

– Làm các hồ sơ kê khai Hải quan, các chứng từ xuất nhập khẩu và các chứng từ liên quan, kiểm tra và thống kê hàng hóa cùng với cơ quan Hải quan.
– Kiểm tra lại các chứng từ xuất nhập khẩu xem có sai sót chỗ nào không để sữa chữa cho kịp thời đồng thời là kiểm tra cả hạch toán kết quả kinh doanh.
– Làm các chứng từ cho phép hàng hóa thông quan.
– Làm việc với bên bên ngân hàng để mở quỹ L/C, hay thanh toán T/T cho các loại hàng hóa xuất nhập khẩu.
– Thường xuyên cập nhập các thông tin, sự thay đổi hay những biến đổi về tỷ giá ngoại tệ trong ngày.
-Tìm cách xử lý, giải quyết các chứng từ không hợp pháp để được làm thủ tục Hải quan, xuất ra khỏi cảng đi nhập khẩu.
– Chuẩn bị làm các thủ tục bộ chứng từ để ghi xuất khẩu hàng hóa để bàn giao lại cho ngân hàng nhờ thu hộ tiền.
– Nộp đầy đủ các khoản thuế xuất nhập khẩu hàng hóa và giấy nộp vào ngân sách Nhà nước đúng thời hạn và quy định.
– Hạch toán và xử lý sự chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ.
– Kiếm tra các quy trình sản xuất hàng hóa, số lượng nhập tồn.
– Theo dõi, giám sát, để ý đến quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa nội bộ với khách hàng, đẩy nhanh quá trình thu hồi công nợ của khách hàng với doanh nghiệp.

Qua bài viết có thể thấy, kế toán xuất nhập khẩu là gì, là một vị trí khá “khó nhằn” với những ứng viên mới ra trường. Bởi nó thể hiện sự phức tạp ngay ở công việc của kế toán xuất nhập khẩu cũng như nghiệp vụ của kế toán xuất nhập khẩu… Với những sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm chưa có, chưa có điều kiện áp dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế nên chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn.

Tuy nhiên, không vì thế mà những ứng viên tài giỏi, có năng lực dù chưa có kinh nghiệm không dám thử sức với công việc này. Nếu trau dồi kiến thức ngay từ trên ghế nhà trường, chịu khó làm thêm, cọ sát công việc thực tế, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự tin tưởng của nhà tuyển dụng khi đến dự tuyển. Chúc bạn thành công!