Dù đã được công nhận tính pháp lý từ năm 2005, nhưng trong 3 năm trở lại đây, hợp đồng điện tử mới ngày càng trở nên phổ biến.
Hợp đồng điện tử là gì
Hợp đồng điện tử là một hợp đồng mà trong đó các bên tham gia sử dụng các phương tiện điện tử để thỏa thuận và chấp nhận các điều khoản của hợp đồng.
Nói cách khác, đây là hợp đồng được ký kết, xác nhận, hoặc ghi nhận thông qua việc sử dụng các hình thức kỹ thuật số hoặc điện tử.
Ví dụ đơn giản nhất mà chúng ta thường gặp về hợp đồng điện tử, đó là: chấp nhận các “Điều Khoản và Điều Kiện” trước khi hoàn tất giao dịch mua hàng online hoặc đăng ký 1 tài khoản trực tuyến nào đó.
Đặc điểm của hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
Tính trực tuyến
Hợp đồng điện tử thường được ký kết và thực hiện thông qua internet. Các bên có thể không bao giờ gặp mặt trực tiếp hoặc có bất kỳ giao tiếp trực tiếp nào.
Tính toàn cầu
Hợp đồng điện tử không bị giới hạn bởi biên giới địa lý. Một bên có thể ở một quốc gia và bên kia có thể ở một quốc gia khác.
Thể hiện bằng thông điệp dữ liệu điện tử
Điểm mới so với hợp đồng giấy truyền thống là thông tin được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Có ít nhất 3 chủ thể tham gia
Ngoài bên bán, bên mua thì còn có chủ thể thứ ba đứng giữa hai chủ thể kia, đó là cơ quan chứng thực chữ ký điện tử hoặc nhà cung cấp mạng, giúp đảm bảo tính hiệu quả, giá trị pháp lý của hợp đồng.
Chữ ký số
Để đảm bảo tính hợp pháp và chính xác của hợp đồng, các hợp đồng điện tử bắt buộc phải sử dụng chữ ký số đã được chứng thực.
Tính pháp lý của hợp đồng điện tử
Theo quy định tại Điều 34 Luật giao dịch điện tử 2005, hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý.
Cụ thể: Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu
Quy định về hợp đồng điện tử ở Việt Nam đang được điều chỉnh bởi 2 văn bản, đó là và Luật Giao dịch điện tử 2005, Bộ luật Dân sự 2005
Nguyên tắc giao kết và thực hiện HĐĐT
Giải nghĩa
Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.
Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.
Nguyên tắc giao kết
Điều 35 Luật giao dịch điện tử 2005 quy định Nguyên tắc giao kết và thực hiện HĐĐT như sau:
– Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
– Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử 2005 và pháp luật về hợp đồng.
– Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
Quy trình giao kết
- Bước 1: Một trong 2 bên khởi tạo thông điệp dữ liệu, thức là thiết lập hợp đồng số dựa trên các thỏa thuận đã được thống nhất trước đó
- Bước 2: Bên khởi tạo gửi hợp đồng cho bên còn lại qua phần mềm hoặc email
- Bước 3: Bên nhận được hợp đồng tiến hành ký số trên file hợp đồng và gửi lại cho bên khởi tạo
Ưu điểm của hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử có nhiều ưu điểm đáng kể, bao gồm:
Tiết kiệm thời gian
Hợp đồng điện tử giảm bớt thời gian cần thiết để chuẩn bị, gửi, nhận và lưu trữ hợp đồng giấy tờ. Các giao dịch có thể được hoàn thành nhanh chóng, thậm chí là tức thì, từ bất kỳ đâu trên thế giới.
Tiết kiệm chi phí
Hợp đồng điện tử giúp tiết kiệm chi phí liên quan đến việc in ấn, gửi, và lưu trữ hợp đồng giấy tờ. Ngoài ra, nó cũng giúp tiết kiệm chi phí liên quan đến việc quản lý và xử lý hợp đồng giấy tờ.
Khả năng lưu trữ và truy xuất dễ dàng
Hợp đồng điện tử có thể được lưu trữ một cách hiệu quả trong các hệ thống điện tử, và có thể được tìm kiếm và truy xuất nhanh chóng khi cần thiết.
———
UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp – cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:
- UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
- UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
- UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
- UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ
Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn