Mỗi doanh nghiệp đều có trách nhiệm nộp tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) đúng thời hạn theo quy định. Khi quá thời hạn mà doanh nghiệp chưa nộp thì sẽ phát sinh khoản phạt lãi chậm nộp. Vậy hạch toán lãi chậm nộp BHXH như thế nào? Hãy theo dõi chi tiết trong bài viết này nhé!

Lãi chậm nộp BHXH là gì?

Vì nhiều lý do mà đơn vị/ doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, căn cứ theo quy định của pháp luật đơn vị/ doanh nghiệp có thể bị phạt và tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT. 

Theo đó, doanh nghiệp đóng chậm BHXH, BHYT từ 30 ngày trở lên sẽ phải đóng đủ số tiền nộp chậm và phải đóng thêm khoản tiền lãi chậm đóng BHXH. Số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

hach-toan-lai-cham-nop-bhxh-2

Ví dụ về doanh nghiệp cần đóng lãi chậm nộp BHXH

Doanh nghiệp A chọn hình thức đóng BHXH hằng tháng thời hạn đóng chậm nhất là ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, vào 3/1 kế toán nghỉ thai sản chưa đóng BHXH của tháng 1. Doanh nghiệp chưa tuyển được kế toán mới, do đó đến ngày 5/3 doanh nghiệp vẫn chưa đóng BHXH của tháng 1 và tháng 2.

Như vậy, doanh nghiệp đã vi phạm quy định đóng BHXH vào tháng 1 và 2. Theo đó doanh nghiệp buộc phải hoàn tất số tiền BHXH chưa đóng và nộp phạt số tiền tương ứng tính trên số tiền còn nợ và thời gian chậm đóng.

hach-toan-lai-cham-nop-bhxh-1

Xem thêm: Nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn xử phạt thế nào?

Cách tính số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN

Cách tính lãi chậm đóng, phạt chậm đóng các khoản bảo hiểm

Theo Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH, đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp chưa đóng từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền chưa đóng.

Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng.

Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN:

Lcđi = Pcđi x k (đồng)

Trong đó:

  • Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tính tại tháng i (đồng).
  • Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:
Pcđi = Plki – Spsi (đồng)

Trong đó:

  • Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).

  • Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:

    • Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;
    • Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.
  • k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:

    • Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN, “k” tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.
    • Đối với BHYT, “k” tính bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

hach-toan-lai-cham-nop-bhxh-3

Hạch toán lãi chậm nộp BHXH

Tài khoản hạch toán lãi chậm nộp BHXH

  • Lãi chậm nộp BHXH được hạch toán vào tài khoản 811 – chi phí khác. Đây là khoản chi không thường xuyên, không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Khoản lãi phạt chậm đóng BHXH cũng không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Khi làm quyết toán thuế TNDN cần loại chi phí này ra khỏi chi phí được trừ trước khi tính thuế TNDN.

Bút toán hạch toán lãi chậm nộp BHXH

Khi nhận được quyết định xử phạt của BHXH, ghi:

  • Nợ TK 811
    • Có TK 3388

Khi nộp tiền phạt, tiền lãi chậm nộp BHXH, ghi:

  • Nợ TK 3388
    • Có TK 111, 112

Trên đây, Ubot đã chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản về hạch toán lãi chậm nộp BHXH theo quy định mới nhất. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn trong qua trình làm kế toán.


Giải pháp UBot đã cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là giải pháp UBot Invoice và UBot Meeting. Trong thời gian tới, UBot sẽ sớm cho ra mắt bộ giải pháp tự động hóa, tối ưu hóa hiệu suất doanh nghiệp như UBot ePayment, UBot Matching, UBot Statement Checking.

Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn