Ứng trước cho người bán là tài sản hay nguồn vốn – đây là câu hỏi được không ít kế toán thắc mắc. Mặc dù đây là câu hỏi không phức tạp, tuy nhiên chúng ta cần nắm chắc bản chất của các tài khoản kế toán mới có thể trả lời chính xác!

Ứng trước cho người bán là gì?

Ứng trước cho người bán là khoản tiền mà doanh nghiệp (bên mua) chuyển cho đối tác (bên bán) để bên bán thực hiện cung cấp hàng hoá/dịch vụ theo hợp đồng đã ký kết.

Đặc điểm của khoản ứng trước cho người bán:

  • Đây là việc thực hiện trước một phần nghĩa vụ thanh toán của bên mua với bên bán, do 2 bên tự thoả thuận
  • Nếu giao dịch không diễn ra, khoản ứng trước này sẽ được hoàn trả lại cho bên bán. Bên bán không phải chịu khoản phạt nào khác trừ khi hai bên có thoả thuận từ trước. Đặc điểm này phân biệt khoản ứng trước và khoản đặt cọc (với khoản đặt cọc, nếu bên bán không thể cung cấp HHDV đúng như thoả thuận, bên bán sẽ bị phạt một khoản dựa trên số tiền cọc)

Ứng trước cho người bán là tài sản hay nguồn vốn

Ứng trước cho người bán là tài sản hay nguồn vốn?

Như đã phân tích ở trên, nếu giao dịch không diễn ra, khoản ứng trước sẽ được hoàn trả lại. Do đó, về bản chất, khoản ứng trước này vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

Đây cũng chưa được tính là khoản thanh toán cho bên bán, vì giao dịch mua-bán giữa hai bên chưa được thực hiện.

Do đó, khoản ứng trước cho người bán nằm ở bên tài sản trên bảng cân đối kế toán.

Hạch toán ứng trước cho người bán vào tài khoản nào?

Theo thông tư 200, khoản ứng trước cho người bán được hạch toán vào bên Nợ tài khoản 331 – Phải trả người bán nên một số người có thể nhầm lẫn khoản tiền này thuộc bên nguồn vốn.

Nợ TK 331

Có TK 111, 112…

Tuy nhiên, dù được trình bày trên bảng cân đối tài khoản ở mục nguồn vốn, bản chất tài khoản 331 là tài khoản lưỡng tính, số dư bên Nợ thuộc phần Tài sản.
Do đó, khoản ứng trước cho người bán hạch toán vào bên Nợ tài khoản 331 – nằm ở bên Tài sản.

Hi vọng các giải đáp trên đã giúp bạn gỡ rối vấn đề!

——-

UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp – cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:

  • UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
  • UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
  • UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
  • UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ

Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn