Đòn bẩy tài chính là gì? Đòn bẩy tài chính được doanh nghiệp sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh. Vậy công cụ này có vai trò như thế nào và tính toán ra sao. Hãy xem bài viết này để nắm được nội dung chi tiết nhé!

Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính (tiếng Anh là Financial Leverage – viết tắt là FL) là sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính để gia tăng tỉ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thước đo này giúp doanh nghiệp đánh giá và cân đối được tình hình đầu tư, tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Chỉ số này thể hiện mức độ một doanh nghiệp sử dụng khoản vốn đi vay (từ ngân hàng, các tổ chức tài chính,…) với mục đích gia tăng tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp hoặc thu nhập trên 1 cổ phần thường. Khoản vốn này thuộc vào nguồn vốn của công ty trong bảng cân đối kế toán.

Nếu doanh nghiệp có nợ phải trả lớn hơn vốn chủ sở hữu, đòn bẩy tài chính thường sẽ cao. Ngược lại, doanh nghiệp có nợ phải trả nhỏ hơn số vốn chủ sở hữu sẽ có đòn bẩy tài chính thấp.

Vai trò của đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Mặc dù hình thức sử dụng tiền của người khác nhằm mang lại lợi nhuận cho mình này chứa nhiều rủi ro nhưng nếu vận dụng tốt có thể đem lại lợi thế trong kinh doanh. Một số vai trò quan trọng của đòn bẩy tài chính trong đầu tư bao gồm:

  • Bù đắp thiếu hụt vốn cho doanh nghiệp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, và gia tăng tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai.
  • Là công cụ thúc đẩy mức tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp từ nguồn vốn chủ sở hữu.
  • Tối ưu hóa tiền lãi, giúp doanh nghiệp cắt giảm một lượng lớn chi phí về thuế. Các khoản vay mượn và tiền lãi được trừ vào chi phí hoạt động, do đó, phần tiền này sẽ được tính vào thu nhập phải chịu thuế trước thời điểm quyết toán.

Xem thêm: ROE là gì? Cách sử dụng ROE trong phân tích tài chính

Cách tính đòn bẩy tài chính chuẩn xác

Công thức tính đòn bẩy tài chính như sau:

Đòn bẩy tài chính = Tỷ lệ nợ
Vốn chủ sở hữu

 

Độ lớn của đòn bẩy tài chính cũng có thể được tính theo công thức:

Trong đó:

  • EBIT: lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay
  • EPS: lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phần

Ngoài ra, để tính đòn bẩy tài chính khi có thêm khoản lãi vay (I), ta có công thức:  

Trong đó:

  • F: Chi phí cố định kinh doanh không bao gồm lãi vay
  • v: Chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm
  • p: Giá bán
  • Q: Số lượng sản phẩm bán ra

Ví dụ sau sẽ làm rõ hơn về cách tính đòn bẩy tài chính

Công ty X tiến hành kinh doanh sản phẩm Y với tổng số vốn là 200.000.000 VND. Trong đó, có 100.000.000 VND là khoản tiền đi vay với lãi suất 8%/năm. Năm 2022, công ty dự kiến tiêu thụ 15.000 sản phẩm với giá 40.000 VND/sản phẩm. Chi phí biến đổi mỗi sản phẩm là 31.000 VND, tổng chi phí kinh doanh cố định là 70.000 VND. Xác định mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính với công ty X?

  • I = 100.000.000 x 8% = 8.000.000 VND
  • F = 70.000.000 VND
  • v = 31.000 VND
  • p = 40.000 VND
  • Q = 15.000 sản phẩm

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính lên công ty X:

  • EBITo = 15.000 x (40.000 – 31.000) – 70.000.000 = 65.000.000 VNĐ
  • DFL=  EBITo / (EBITo – I) = 65.000.0000/ (65.000.000 – 8.000.000) ≈ 1,14

Với EBIT = 65.000.000 VND (mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay), khi Công ty X khi tăng/giảm 1% số lợi nhuận này thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng/giảm 1,14%.

Xem thêm: Tỷ suất lợi nhuận là gì, công thức tính và cách sử dụng chỉ số này hiệu quả

Phân loại đòn bẩy tài chính phổ biến trên thị trường

Dùng nguồn tiền của người khác

Loại đòn bẩy tài chính này được chia làm 2 hình thức:

  • Hình thức đi vay thông thường: doanh nghiệp có thể vay ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính để đầu tư và trả tiền lãi khi tới hạn. Tuy nhiên, nếu nợ càng nhiều, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản càng lớn.
  • Hình thức công ty cổ phần huy động vốn từ các cổ đông: được sử dụng để thu hút nguồn vốn, công ty có thể áp dụng hình thức phát hành cổ phiếu.

Tận dụng ý tưởng độc đáo từ người khác

Bên cạnh việc sử dụng nguồn tiền từ người khác, lắng nghe, tận dụng ý tưởng độc đáo từ những người xung quanh và chọn lọc thông tin có thể giúp bạn tạo ra một kế hoạch đầu tư thông minh. 

Tận dụng kinh nghiệm hữu ích từ các nhà đầu tư

Học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể rút ngắn quá trình và tối đa hóa kết quả đầu tư của bạn. Điều này sẽ giúp bạn đúc rút được bí quyết và nguyên tắc đầu tư dẫn đến thành công

Dùng thời gian của người khác

Thông thường, chủ doanh nghiệp thường dùng thời gian của nhân viên nhằm tạo ra nhiều loại tài sản có giá trị hơn và nhanh chóng hơn so với việc tự mình làm tất cả.

Thuê người khác làm công việc thay mình

Loại đòn bẩy cuối cùng là tận dụng người khác làm thay công việc của mình. Giao phó các đầu công việc cho nhân viên mà bạn không có khả năng làm hoặc không có thời gian để làm, đây chính là cách nhiều chủ doanh nghiệp thường sử dụng để đạt được thành công.

Trong bài viết này, UBbot đã tổng hợp những kiến thức cơ bản về đòn bẩy tài chính và các công thức quan trọng. Hy vọng bài biết hữu ích với bạn.

Mối liên hệ giữa đòn bẩy tài chính với chỉ số ROE và EPS

Sử dụng đòn bẩy tài chính giúp gia tăng tỷ suất lợi nhuận (ROE) và thu nhập tính trên một cổ phần thường (EPS) của doanh nghiệp. Do đó, mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính với chỉ số ROE và EPS vô cùng mật thiết. 

Giả sử, doanh nghiệp X lên kế hoạch sản xuất kinh doanh mặt hàng Y năm 2021. Nếu phân bổ khoản vốn vay không hợp lí có thể khiến chỉ số ROE và EPS sụt giảm nghiêm trọng và dẫn đến những rủi ro không đáng có. Ngược lại, nếu mặt hàng Y trong năm 2021 được tiêu thụ tốt, đồng thời doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính tốt thì chỉ số ROE và EPS sẽ tăng lên đáng kể. Mức vay nợ càng lớn thì chỉ số ROE và EPS càng cao.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức tổng hợp liên quan đến đòn bẩy tài chính và vai trò của nó trong đầu tư tài chính. Hy vọng các thông tin trên giúp bạn hiểu rõ đòn bẩy tài chính là gì và ứng dụng hiệu quả công cụ này trong quá trình giao dịch để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp.