Chi phí dự phòng là gì?

Trong ngành xây dựng, chi phí dự phòng là một khoản tiền mà các doanh nghiệp xây dựng thường đưa ra để dự phòng cho các tình huống không mong muốn hoặc không dự kiến có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án xây dựng, được tính sẵn vào dự toán chi phí của công trình.

Mục đích chính của việc dự phòng chi phí là đảm bảo rằng dự án có đủ tài chính để đối phó với các biến cố và không phải tìm cách tài trợ bổ sung trong trường hợp xảy ra sự cố.

Chi phí dự phòng có thể bao gồm:

  • Dự phòng trượt giá trong quá trình xây dựng (nhân công, giá vật liệu tăng)
  • Dự phòng các công việc phát sinh

Xác định chi phí dự phòng

Căn cứ quy định tại khoản 7, Điều 9, Thông tư số 09/2019/TT-BXD quy định về phương pháp xác định dự toán xây dựng, cụ thể:

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh: được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.

Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình, thời gian thực hiện gói thầu, kế hoạch thực hiện dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kế hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng (tính bằng tháng, quý, năm) phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

Thẩm quyền sử dụng chi phí dự phòng

Theo Khoản 4 Điều 7, Điểm b Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết về quản lý chi phi đầu tư xây dựng công trình quy định:

Người quyết định đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng của dự án đầu tư xây dựng

Đối với những gói thầu có chi phí dự phòng đã được người quyết định đầu tư phê duyệt, chủ đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng này cho phù hợp với đặc điểm, tính chất, thời gian thực hiện và điều kiện cụ thể của từng gói thầu xây dựng.

Đối với những gói thầu chi phí dự phòng chưa được người quyết định đầu tư phê duyệt, khi sử dụng chi phí dự phòng chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định.

Cách tính chi phí dự phòng trong xây dựng

1. Chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư

Chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư được xác định theo công thức:

VSB = GSBbt,tđc + GSBXD + Gsbtb + GSBQLDA + Gsbtv + GsbK + Gsbdp

Trong đó:

  • VSB: sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng;
  • GSBBT,TĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
  • GSBXD: chi phí xây dựng;
  • Gsbtb: chi phí thiết bị;
  • Gsbqlda: chi phí quản lý dự án;
  • Gsbtv: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
  • GSBK: chi phí khác;
  • GSBDP: chi phí dự phòng.

2. Chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng công trình

Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công thức sau đây:

GXDCT = GXD + GTB + G­QLDA + GTV + GK + GDP

Trong đó:

  • GXDCT: chi phí xây dựng công trình;
  • GXD: chi phí xây dựng;
  • GTB: chi phí thiết bị;
  • G­QLDA: chi phí quản lý dự án;
  • GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
  • GK: chi phí khác;
  • GDP: chi phí dự phòng

3. Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng

Dự toán gói thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng, … được xác định bằng tỷ lệ % hoặc bằng cách lập dự toán (gồm chi phí chuyên gia, chi phí quản lý, chi phí khác, thu nhập chịu thuế tính trước) theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Ggtxu = Gxd + Gdpxd

Trong đó:

  • Ggtxd: dự toán gói thầu thi công xây dựng;
  • Gxd: chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng;
  • Gdpxd: chi phí dự phòng của dự toán gói thầu thi công xây dựng.

UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:

  • UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
  • UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
  • UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
  • UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ

Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn