Với những anh chị là người mới trong lĩnh vực kế toán cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, việc sử dụng biểu thuế xuất nhập khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn do chưa nắm được cách sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách tra cứu biểu thuế xuất nhập khẩu trên file Excel dựa trên biểu thuế xuất nhập khẩu 2021.
1. Cấu trúc biểu thuế xuất nhập khẩu
Cấu trúc biểu thuế xuất nhập khẩu trên file excel tương tự với quyển biểu thuế bình thường. Tuy nhiên, phần hướng dẫn trên file excel chi tiết và cụ thể hơn. Nội dung chính có trên bảng biểu thuế XNK hiện nay bao gồm:
- Cột các nhóm và phân nhóm hs code của hàng hóa: Được phân biệt bằng các bảng màu sắc khác nhau tùy thuộc cấp độ giúp người dùng dễ dàng tra cứu.
- 2 cột kế tiếp chính là phần mô tả hàng hóa bằng 2 loại ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Việt.
- Từ cột B đến vị trí cột 20: Cột B được xem là cột đơn vị tính, còn từ cột 1 đến 20 sẽ là 20 sắc thuế.
Download biểu thuế xuất nhập khẩu tại đây:
2. Các loại thuế áp dụng với hàng xuất nhập khẩu
3. Thuế đối với hàng xuất khẩu
Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ muốn hạn chế xuất khẩu nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hoặc có thể nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng…
Hướng dẫn kê khai mã số hàng hóa và thuế suất theo biểu thuế xuất nhập khẩu:
– Hàng hóa xuất khẩu được quy định tên cụ thể bao gồm mô tả và mã hàng chi tiết ở cấp độ 8 chữ số hoặc 10 chữ số tại Biểu thuế xuất khẩu (Phụ lục I) ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP, đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định này thì người nộp thuế kê khai mã hàng và mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định cho từng mã hàng tại Biểu thuế xuất khẩu.
– Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không được quy định tên cụ thể trong Biểu thuế xuất khẩu, không thuộc trường hợp quy định tại điểm 3, 4 dưới đây thì người nộp thuế kê khai trên Tờ khai xuất khẩu như sau:
- Tại chỉ tiêu “Mã số hàng hóa”: khai mã hàng của hàng hóa xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP;
- Tại chỉ tiêu “Thuế suất”: bỏ trống, không khai.
4. Thuế suất đối với hàng nhập khẩu
a. Thuế nhập khẩu: Là loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu nhằm tăng thu cho ngân sách hoặc bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt… Thuế nhập khẩu bao gồm:
– Thuế nhập khẩu ưu đãi
- Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc (MFN/WTO) trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Ví dụ: Mặt hàng phế liệu gang đúc mã HS 72041000 có xuất xứ Đài Loan sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 3%.
– Thuế suất ưu đãi đặc biệt
- Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
- Ví dụ: Mặt hàng phế liệu gang đúc mã HS 72041000 có xuất xứ Trung Quốc sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% theo Hiệp định thương mại ACFTA (Asean – Trung Quốc).
– Thuế nhập khẩu thông thường
-
Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.
- Ví dụ: Mặt hàng phế liệu gang đúc mã HS 72041000 có xuất xứ Triều Tiên sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường (do Triều Tiên chưa được công nhận là thành viên WTO, không được hưởng chế độ tối huệ quốc).
b. Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế áp dụng đối với các mặt hàng có tính chất xa xỉ hoặc gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người như: thuốc lá, xì gà, rượu bia, xe ô tô, xe mô tô, tàu bay, du thuyền, xăng các loại, điều hòa, vàng mã, bài lá…
c. Thuế bảo vệ môi trường: Áp dụng đối với một số mặt hàng gây ảnh hưởng đến môi trường như xăng dầu, mỡ nhờn, than đá, dung dịch HCFC, túi nilon, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho
d. Thuế giá trị gia tăng: Áp dụng với hàng hóa chịu thuế ở khâu nhập khẩu
e. Thuế chống bán phá giá: thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
f. Thuế chống trợ cấp: thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
g. Thuế tự vệ: là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Cách tính thuế đối với hàng nhập khẩu (kẻ bảng)
- Đối với thuế nhập khẩu = Trị giá tính thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế nhập khẩu.
- Đối với thuế nhập khẩu bổ sung = Giá tính thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế nhập khẩu bổ sung. Hoặc tính theo công thức = Số lượng hàng hóa x Số tiền thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa.
- Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt = (Trị giá tính thuế nhập khẩu + Số tiền thuế nhập khẩu) x Thuế suất thuế TTĐB.
- Đối với thuế bảo vệ môi trường = Số lượng hàng hóa x Tiền thuế bảo vệ môi trường phải nộp trên 1 đơn vị hàng hóa.
- Đối với thuế giá trị gia tăng = (Trị giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu bổ sung + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế bảo vệ môi trường) x Thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Thuế phải nộp = Tổng các loại thuế trên (nếu có)
5. Hướng dẫn cách tra cứu biểu xuất thuế nhập khẩu mới nhất
a) Hướng dẫn cách tra
Quy tắc tra là theo hàng sau đó tra theo cột. Tra hàng để biết tên sản phẩm, từ đó dóng theo cột để biết loại sản phẩm này chịu những loại thuế nào khi nhập khẩu.
– Trường hợp đã biết mã hàng:
+ Gõ lệnh tìm kiếm Ctrl+F
+ Nhập mã hàng cần tìm kiếm
+ Bấm phím Enter hoặc Find Next
– Trường hợp chưa biết mã hàng:
+ Cần trang bị thêm kiến thức về phân loại hàng hóa, sử dụng danh mục hàng hóa XNK, chú giải HS, 6 quy tắc tổng quát và các văn bản có liên quan
+ Sau khi đã có kiến thức các kiến thức nêu trên có thể sử dụng File Biểu thuế để xác định mã hàng, thuế suất, chính sách liên quan
b) Một số ký hiệu đặc biệt trong biểu thuế
Trong quá trình tra cứu biểu thuế, anh chị sẽ thấy một số ký hiệu đặc biệt như *, ?, KH, TH, SG… Anh chị có thể tra nhanh ý nghĩa của các ký hiệu trong các bảng dưới đây:
Tạm kết
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng xuất, nhập khẩu, thuế là một trong những nghiệp vụ khó và phức tạp ngay cả với những người làm kế toán lâu năm do yêu cầu tính chính xác cao ngay từ khâu xác định các loại thuế phải nộp, mức thuế suất tương ứng, hạch toán thuế đầu vào, đầu ra… Việc ứng dụng các công cụ quản lý thuế tự động vì thế mà trở nên cần thiết hơn bao giờ hết khi vừa tiết kiệm công sức vừa đảm bảo độ chính xác và tin cậy cao.
Cụ thể, với lợi thế sẵn có từ công nghệ điện toán đám mây, kế toán viên dễ dàng truy cập và thao tác trên phần mềm mọi lúc mọi nơi, trên mọi thiết bị máy tính có kết nối internet. Phần mềm hiện đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ: Thuế GTGT, Thuế TTĐB, Thuế TNDN, Thuế Nhập khẩu, Thuế Xuất khẩu, Thuế Tài nguyên, Thuế bảo vệ môi trường, Thuế TNCN phục vụ cho công tác quản lý thuế.
———-
UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp – cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:
- UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
- UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
- UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
- UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ
Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn