Hàng bán bị trả lại là nghiệp vụ thường gặp ở các doanh nghiệp thương mại. Vậy hạch toán trả lại hàng bán như thế nào để đúng với quy định kế toán? Xem ngay bài viết này để tìm hiểu chi tiết các hạch toán nhé!
Hạch toán hàng bán trả lại theo quy định
Hàng bán bị trả lại với bên bán và bên mua
Hàng bán bị trả lại là hàng hóa đã bán, đã chuyển giao quyền sử dụng cho bên mua nhưng vì một số lý do như chất lượng, thỏa thuận chung không được đảm bảo mà bị bên mua trả lại. Nếu đã thanh toán số tiền này thì bên bán còn cần trả lại số tiền hàng tương ứng.
Đối với bên bán:
Hàng bán bị trả lại đối với bên bán tương ứng với phần hàng hóa doanh nghiệp đã xuất bán hoặc tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại vì một trong số những lý do về chất lượng hàng hóa hay các lý do khách quan khác.
Hàng bán bị trả lại đối với doanh nghiệp là một khoản giảm trừ doanh thu. Từ đó, chỉ tiêu này xuất hiện làm thay đổi doanh thu thuần trên báo cáo kết quả kinh doanh
Đối với bên mua:
Việc trả lại hàng đã mua không làm ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kế toán tại bên mua cần thực hiện các bút toán sau:
– Bên mua là doanh nghiệp: Cần xuất hóa đơn với giá đúng theo đơn giá trên hóa đơn mua vào để trả lại kèm hàng đã mua
– Bên mua là cá nhân: Phải lập Biên bản ký kết với bên bán về số lượng, giá trị hàng mua cần trả lại
Hàng bán trả lại ảnh hưởng đến việc hạch toán của bên bán và bên mua
Xem thêm: Cách hạch toán chiết khấu thương mại chi tiết theo TT 200 & 133
Hướng dẫn hạch toán trả lại hàng bán theo thông tư 200
Tại thông tư 200/2014/TT-BTC có tài khoản 5212 – hàng bán bị trả lại được sử dụng để phản ánh doanh thu của hàng hóa bị người mua trả lại trong kỳ kế toán. Các nghiệp vụ cơ bản bao gồm:
Đối với bên bán
– Khi doanh nghiệp bán hàng, kế toán ghi nhận:
Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 1111, 1121, 131
Có TK 5111
Có TK 33311 (nếu có)
Ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632
Có TK 156
– Khi khách hàng trả lại hàng, kế toán hạch toán hàng bán bị trả lại:
Ghi nhận giảm trừ doanh thu:
Nợ TK 5212
Nợ TK 33311 (nếu có)
Có TK 111, 112, 131
Ghi nhận giảm giá vốn hàng bán:
Nợ TK 156
Có TK 632
– Bút toán kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu đã ghi nhận do hàng bán bị trả lại trong kỳ:
Nợ TK 511
Có TK 5212
– Ghi nhận các chi phí phát sinh có liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có):
Nợ TK 641
Có TK 111, 112…
Ví dụ hạch toán trả lại hàng bán đối với bên mua: Công ty An Phát bán 1 lô hàng trị giá 400 triệu, thuế GTGT 10%, giá vốn là 360 triệu, chưa thu được tiền của khách hàng. Khách hàng trả lại 50% khối lượng hàng hóa.
Khi bán hàng hóa theo hợp đồng, kế toán ghi nhận:
Phản ánh giá bán:
Nợ TK 131: 440 triệu
Có TK 511: 400 triệu
Có TK 3331: 40 triệu
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632: 360 triệu
Có TK 156: 360 triệu
Khi khách hàng trả lại hàng cho công ty, kế toán hạch toán:
Ghi giảm doanh thu:
Nợ TK 5212: 200 triệu
Nợ TK 3331: 20 triệu
Có TK 131: 220 triệu
Ghi giảm giá vốn và đồng thời nhập lại hàng hóa về kho
Nợ TK 156: 180 triệu
Có TK 632: 180 triệu
Cuối kỳ kế toán thực hiện kết chuyển để ghi nhận khoản giảm trừ doanh thu:
Nợ TK 511: 200 triệu
Có TK 5212: 200 triệu
Đối với bên mua
– Ghi nhận hàng mua về ghi tăng trị giá hàng mua:
Nợ TK 156, 152, 153, 211
Nợ TK 1331 (nếu có)
Có TK 1111, 1121, 331
– Khi trả lại hàng mua cho bên bán, ghi nhận giảm giá trị hàng:
Nợ TK 1111, 1121, 331
Có TK 156, 152, 153, 211
Có TK 1331
Hướng dẫn hạch toán trả lại hàng bán theo thông tư 200 và 133
Hướng dẫn hạch toán trả lại hàng bán theo thông tư 133
Thông tư 133/2016/TT-BTC không sử dụng tài khoản 5212 nên hàng bán bị trả lại không được phản ánh trên một tài khoản riêng nữa mà được phản ánh trực tiếp trên tài khoản 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng cách ghi giảm doanh thu (ghi bên nợ).
Đối với bên mua, các nghiệp vụ tương tự như hạch toán theo thông tư 200
Đối với bên bán, các nghiệp vụ cơ bản khi trả lại hàng hóa như sau:
– Ghi nhận giảm doanh thu:
Nợ TK 511
Nợ TK 3331
Có TK 131, 111, 112
– Ghi nhận giảm giá vốn hàng bán
Nợ TK 156
Có TK 632
Với ví dụ như ở phần 2, kế toán bên bán hạch toán với điểm khác như sau:
Khi khách hàng trả lại hàng cho công ty, kế toán hạch toán:
Ghi giảm doanh thu:
Nợ TK 511: 200 triệu
Nợ TK 3331: 20 triệu
Có TK 131: 220 triệu
Ghi giảm giá vốn và đồng thời nhập lại hàng hóa về kho
Nợ TK 156: 180 triệu
Có TK 632: 180 triệu
Giải pháp UBot đã cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là giải pháp UBot Invoice và UBot Meeting. Trong thời gian tới, UBot sẽ sớm cho ra mắt bộ giải pháp tự động hóa, tối ưu hóa hiệu suất doanh nghiệp như UBot ePayment, UBot Matching, UBot Statement Checking.
Tham khảo ngay tại: https://ubot.vn/ubot-epayment/