Vốn vay là một trong các cách huy động vốn thường gặp ở doanh nghiệp. Trong 1 số trường hợp, vốn vay sẽ được vốn hoá vào giá trị tài sản, công trình. Vậy vốn hoá chi phí lãi vay được áp dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Vốn hoá chi phí lãi vay là gì?
Vốn hóa được hiểu là việc ghi nhận chi phí như một phần nguyên giá của tài sản, không ghi nhận trực tiếp chi phí trực tiếp vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Như vậy, vốn hoá lãi vay là việc ghi nhận chi phí lãi vay vốn để hình thành tài sản/dự án vào giá trị tài sản/dự án đó
Điều kiện vốn hoá chi phí lãi vay
Chi phí đi vay được vốn hoá vào giá trị tài sản, dự án nếu đáp ứng đủ cả 2 điều kiện sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai khi sử dụng tài sản đó
- Chi phí đi vay có thể được xác định một cách đáng tin cậy.
Thời gian chi phí đi vay được vốn hoá
1. Thời gian bắt đầu vốn hoá
Chi phí đi vay bắt đầu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang khi đáp ứng đồng thời các vấn đề sau:
- Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh.
- Các chi phí đi vay phát sinh;
- Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đang được tiến hành. Các hoạt động này bao gồm các hoạt động xây dựng, sản xuất, hoạt động kỹ thuật và quản lý chung trước khi bắt đầu, hoạt động liên quan đến việc xin giấy phép trước khi khởi công…
2. Tạm ngừng vốn hoá
Trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn không cần thiết thì cần tạm ngừng việc việc vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản.
Chi phí đi vay trong các giai đoạn tạm ngừng này được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ cho đến khi việc vốn hóa được tiếp tục
3. Chấm dứt vốn hoá
Thời điểm chấm dứt việc vốn hóa là thời điểm hoàn thành các hoạt động chủ yếu để đưa tài sản và sử dụng hoặc bán đi. Những việc như trang trí, lắp đặt nhỏ lẻ sau khi tài sản đã cơ bản hoàn thành thì không được vốn hoá.
Nếu tài sản được hoàn thành theo từng hạng mục hay bộ phận có chức năng độc lập, r, không phụ thuộc vào tiến trình hoàn thành của các hạng mục, bộ phận khác (ví dụ như các toà nhà độc lập trong 1 khu chung cư) thì chúng được coi như tài sản độc lập và áp dụng theo ý 1.
Lưu ý khác khi vốn hoá lãi vay
- Không phải toàn bộ chi phí đi vay đều được vốn hóa. Với các khoản vốn vay chung, trong đó có một phần được sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang:
Chi phí đi vay được vốn hóa (mỗi kỳ kế toán) = Chi phí lũy kế bình quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản đó x Tỷ lệ vốn hoá
Tỷ lệ vốn hoá tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của các khoản vay trong kỳ mà doanh nghiệp chưa trả, trừ các khoản vay riêng biệt phục vụ cho mục đích sản xuất một tài sản dở dang.
- Các chi phí đi vay phát sinh từ khoản vay riêng cho mục đích đầu tư, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang(bao gồm chi phí thẩm định, kiểm toán, lập hồ sơ vay vốn…) thì được vốn hóa. (Điểm c khoản 1 điều 58 Thông tư số 200/2014/TT-BTC)
———–
UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp – cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:
- UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
- UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
- UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
- UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ
Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn