Hạch toán thuế môn bài là nghiệp vụ kế toán không thể thiếu đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm chắc về các hạch toán thuế môn bài theo từng trường hợp bạn nhé!
Tài khoản hạch toán thuế môn bài
Hạch toán thuế môn bài vào tài khoản TK 3338 hay TK 3339.
TK 3338 phản ánh số tiền phải nộp, đã nộp hoặc còn thiếu về thuế bảo vệ môi trường, thuế môn bài và các loại thuế khác. Bao gồm:
- TK 33381: phản ánh số thuế phải nộp, chưa nộp và còn phải nộp.
- TK 33382: Phản ánh số thuế phải nộp khác như thuế môn bài, thuế nộp thay cho doanh nghiệp nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Mặt khác, theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, thuế môn bài được đổi tên thành lệ phí môn bài. Lệ phí môn bài được hạch toán theo Tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Tài khoản này thể hiện số phí, lệ phí phải nộp, đã nộp và còn phải nộp cho Nhà nước ngoài các khoản đã ghi vào các tài khoản từ 3331 đến 3338. Do đó, để thực hiện hạch toán, kế toán viên có thể sử dụng TK 3338 hoặc TK 3339.
Xem thêm: Thuế môn bài là gì? Các mức thuế môn bài và thời hạn nộp thuế năm 2022
Các trường hợp nộp lệ phí môn bài
Trường hợp là doanh nghiệp mới thành lập
– Lúc làm tờ khai lệ phí môn bài 1 lần khi thành lập, ghi:
- Nợ 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (sử dụng TK 6422 nếu theo TT 133).
- Có 3338 hoặc 3339: Lệ phí môn bài mà doanh nghiệp phải nộp .
– Thời điểm hạch toán:
- Nếu được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên (năm thành lập) thì sẽ phải nộp tiền lệ phí môn bài từ năm sau. Thuế môn bài sẽ được hạch toán vào năm phải nộp thuế.
– Căn cứ vào giấy nộp tiền để hạch toán bút toán nộp lệ phí môn bài
Trường hợp là doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm
Đối với doanh nghiệp đã và đang hoạt động: Do không cần làm tờ khai lệ phí môn bài (trừ trường hợp có thay đổi vốn) nên phải tự xác định mức lệ phí môn bài phải nộp hàng năm (hạn nộp chậm nhất là 30/1 hàng năm).
Xem thêm: Cách nộp thuế môn bài mới nhất – Hướng dẫn chi tiết
Cách hạch toán thuế môn bài chi tiết theo từng trường hợp
Hạch toán thuế môn bài khi nộp tờ khai
– Theo thông tư 133
- Nợ TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Có TK 3338: Các loại thuế khác
– Doanh nghiệp sử dụng tài khoản theo thông tư 200
- Nợ TK 6425: Thuế, lệ phí
- Có TK 3338: Các loại thuế khác
Hạch toán khi nộp tiền
Theo Thông tư 133 và 200, trường hợp Doanh nghiệp nộp tiền đúng thời hạn sẽ hạch toán như sau:
- Nợ TK 3338
- Có TK 111/112
Hạch toán khi phạt nộp chậm
Doanh nghiệp trễ hạn và nộp chậm sẽ nhận được Quyết định xử phạt của cơ quan thuế. Lúc này các bước hạch toán thuế môn bài như sau:
Khi nhận được quyết định xử phạt:
- Nợ TK 811: Chi phí khác
- Có TK 3339: Phí, lệ phí và khoản phải nộp
Khi thực hiện nộp tiền phạt:
- Nợ TK 3339: Phí lệ phí và khoản phải nộp
- Có TK 111/112
Bút toán kết chuyển cuối kỳ
- Nợ TK 911
- Có TK 811
Ví dụ hạch toán lệ phí môn bài
Công ty Tường An thành lập vào ngày 15/12/2021. Vốn điều lệ là 2 tỷ
– Vì mới thành lập nên năm 2021 công ty X được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập (năm 2021)
– Phải nộp lệ phí môn bài từ năm 2022. Hạn là 30/01/2022
– Phải nộp tờ khai lệ phí môn bài năm đầu thành lập: chậm nhất vào ngày 30/01/2022
=> Nhưng do ngày 30/01/2022 là chủ nhật (ngày nghỉ) nên thời hạn nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài năm 2022 được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo là ngày 31/01/2022
Ngày 15/01/2022: Công ty X làm tờ khai lệ phí môn bài
– Xác định: Mức vốn 2 tỷ => Số tiền phải nộp là 2 triệu/năm
– Căn cứ vào tờ khai lệ phí môn bài, Hạch toán chi phí lệ phí môn bài phải nộp vào năm 2022 như sau:
- Nợ 642: 2.000.000
- Có 33382: 2.000.000
Ngày 20/01/2022: Công ty X nộp tiền lệ phí môn bài năm 2022 vào NSNN qua mạng điện tử
– Căn cứ vào giấy nộp tiền hạch toán:
- Nợ 33382: 2.000.0000
- Có 112: 2.000.000
Bài viết trên đã chia sẻ những kiến thức xoay quanh việc hạch toán thuế môn bài. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản để áp dụng vào công việc kế toán.
Giải pháp UBot đã cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là giải pháp UBot Invoice và UBot Meeting. Trong thời gian tới, UBot sẽ sớm cho ra mắt bộ giải pháp tự động hóa, tối ưu hóa hiệu suất doanh nghiệp như UBot ePayment, UBot Matching, UBot Statement Checking.
Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn