Vòng quay vốn lưu động là một chỉ số tài chính quan trọng để đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau!

Vòng quay vốn lưu động là gì

Vòng quay vốn lưu động (working capital turnover) là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn lưu động để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Nói cách khác, nó cho biết số lần (số vòng quay) mà vốn lưu động của doanh nghiệp được sử dụng và tái tạo trong một thời gian nhất định (thường là một năm).

Hệ số này là chỉ số tài chính quan trọng giúp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của một doanh nghiệp.

Cách tính vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động được tính như sau:

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu / Vốn lưu động trung bình

Trong đó:

  • Doanh thu là tổng giá trị bán hàng trong một thời gian nhất định.
  • Vốn lưu động trung bình là giá trị trung bình của vốn lưu động trong thời gian đó. Nó thường được tính bằng cách lấy tổng giá trị vốn lưu động.

công thức tính vòng quay vốn lưu động

 

Ý nghĩa vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự hiệu quả của quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp. 

Hệ số vòng quay VLĐ cao

Một tỷ lệ vòng quay cao cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng vốn lưu động của mình một cách hiệu quả, có khả năng chuyển vốn lưu động thành doanh thu nhanh chóng, giúp tăng lợi nhuận và cải thiện hiệu suất tài chính.

Nhưng cũng cần lưu ý rằng, mặc dù một tỷ lệ vòng quay vốn lưu động cao thường là một dấu hiệu tốt, nhưng nếu tỷ lệ này quá cao, nó cũng có thể gây ra rủi ro. Đó là trường hợp doanh nghiệp không có đủ vốn lưu động để đáp ứng các nhu cầu bất ngờ, hoặc nếu doanh nghiệp đang “quá tải” hệ thống do cố gắng bán hàng quá nhanh hoặc thu hồi các khoản phải thu quá sớm.

Hệ số vòng quay VLĐ thấp

Ngược lại, một tỷ lệ vòng quay thấp có thể cho thấy doanh nghiệp không sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả.

Vốn lưu động có thể bị “kẹt” trong hệ thống dưới dạng hàng tồn kho chưa bán được, hoặc các khoản phải thu chưa thu hồi. Điều này có thể làm giảm lợi nhuận, tạo ra tình trạng thiếu vốn và thậm chí có thể dẫn đến rủi ro tài chính nếu doanh nghiệp không thể đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.

Do đó, việc theo dõi và cố gắng tối ưu hóa vòng quay vốn lưu động là một phần quan trọng của việc quản lý tài chính doanh nghiệp. Các phương pháp để tăng vòng quay vốn lưu động có thể bao gồm việc cải thiện quản lý hàng tồn kho, tăng tốc độ thu hồi các khoản phải thu, và/hoặc giảm các khoản phải trả.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động thường được sử dụng đồng thời với chỉ tiêu kỳ luân chuyển vốn lưu động –  là số ngày để hoàn thành một vòng quay vốn lưu động.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Số ngày trong kỳ / Số vòng quay vốn lưu động

Kỳ luân chuyển vốn lưu động ngắn giúp giảm rủi ro tài chính, do doanh nghiệp có thể tái đầu tư và thu hồi vốn nhanh hơn. Điều này giúp giảm thiểu khả năng thiếu vốn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.

Theo dõi sự thay đổi của kỳ luân chuyển vốn lưu động theo thời gian giúp doanh nghiệp đánh giá xu hướng của quản lý vốn lưu động và đưa ra các chiến lược cải thiện tương ứng.

Hãy ứng dụng hệ số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển VLĐ thật tốt để quản trị tài chính của doanh nghiệp nhé!

——-

UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:

  • UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
  • UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
  • UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
  • UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ

Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn