Số vòng các tài khoản phải trả có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của việc quản lý các tài khoản phải trả của một công ty. Cùng tìm hiểu về chỉ số này qua bài viết dưới đây
Vòng quay khoản phải trả là gì?
Vòng quay khoản phải trả (Account Payable Ratio) là một thuật ngữ kế toán liên quan thể hiện số lần mà công ty thanh toán các khoản phải trả trong một khoảng thời gian cụ thể (thường là một năm), thường được dùng để đánh giá hiệu quả quản lý tài chính của một doanh nghiệp.
Công thức tính
Công thức tính vòng quay khoản phải trả thường được sử dụng như sau:
Vòng quay khoản phải trả = Giá trị mua hàng trong kỳ / Khoản phải trả trung bình
Trong đó:
– Khoản phải trả trung bình được tính bằng cách lấy tổng số nợ đầu kỳ và cuối kỳ rồi chia cho 2.
– Giá trị mua hàng trong kỳ = Giá vốn hàng bán + Gía trị hàng tồn kho cuối kỳ – Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ
Tất cả các số liệu trên đều có thể lấy được trên bảng cân đối kế toán
Ví dụ: Giả sử một công ty có số liệu tài chính như sau: (đơn vị: triệu đồng)
- Giá vốn hàng bán: 1,000
- Số dư tài khoản phát trả đầu năm: 200
- Số dư tài khoản phải trả cuối năm: 100
- Tồn kho đầu năm: 500
- Tồn kho cuối năm: 300
>> Vậy vòng quay khoản phải trả = (1000 + 500 – 300)/(200-100)=12 (lần)
Như vậy, trung bình trong năm doanh nghiệp đã trải qua 12 lần thanh toán cho NCC
Ý nghĩa vòng quay khoản phải trả
Tỷ lệ quay vòng các tài khoản phải trả có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của việc quản lý các tài khoản phải trả của một công ty. Chỉ số này cung cấp thông tin về tốc độ thanh toán các khoản phải trả và mức độ tương tác giữa công ty và nhà cung cấp.
Cụ thể, ý nghĩa của chỉ số này bao gồm:
1. Đánh giá tính thanh khoản của công ty
Tỷ lệ vòng quay khoản phải trả thể hiện số lần mà công ty thanh toán các khoản phải trả trong một khoảng thời gian cụ thể. Tỷ lệ càng cao thể hiện rằng công ty thường xuyên thanh toán các khoản phải trả, điều này cho thấy công ty đảm bảo tính thanh khoản rất tốt.
2. Đánh giá hiệu quả quản trị vốn
Vòng quay khoản phải trả càng lớn, tức là doanh nghiệp có thể trì hoãn việc trả nợ lâu hơn mà không bị phạt, cũng có nghĩa doanh nghiệp đó càng có khả năng tận dụng vốn của người khác để hoạt động.
3. Quan hệ với nhà cung cấp
Số vòng quay khoản phải trả cũng cho thấy mức độ tương tác của công ty với các nhà cung cấp. Nếu tỷ lệ quay vòng tài khoản phải trả thấp, có thể cho thấy công ty chậm trong việc thanh toán nhà cung cấp, điều này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp.
Phân tích vòng quay phải trả
* Một tỷ số vòng quay khoản phải trả cao cho thấy doanh nghiệp tiêu tiền nhanh chóng, đóng nợ nhà cung cấp nhanh chóng. Điều này có thể cho thấy quan hệ tốt với nhà cung cấp hoặc tình hình tài chính mạnh mẽ, nhưng cũng có thể chỉ ra rằng doanh nghiệp không tận dụng được các khoản vay ngắn hạn từ nhà cung cấp.
* Tỷ số vòng quay khoản phải trả thấp có thể cho thấy doanh nghiệp trả chậm cho nhà cung cấp, điều này có thể là do khó khăn về tài chính hoặc cố ý kéo dài thời gian thanh toán để giữ dòng tiền. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá thấp, nhà cung cấp có thể không còn sẵn lòng giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ trên từng chu kỳ thanh toán.
Như vậy, một vòng quay khoản phải trả “tốt” là một sự cân nhắc giữa việc duy trì mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và quản lý hiệu quả dòng tiền.
Vòng quay khoản phải trả bao nhiêu là tốt?
Mức “tốt” của vòng quay khoản phải trả khá tùy thuộc vào ngành công nghiệp và các thỏa thuận thanh toán riêng biệt giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp. Điều này có nghĩa là không có con số đúng hoặc sai tuyệt đối.
Tuy nhiên, nguyên tắc chung là doanh nghiệp nên cố gắng giữ cho vòng quay khoản phải trả ở mức phù hợp so với ngành và các điều khoản thanh toán.
Doanh nghiệp sẽ muốn thanh toán nhanh những nhà cung cấp quan trọng để duy trì mối quan hệ tốt, trong khi kéo dài thời gian thanh toán cho những hóa đơn ít quan trọng hơn để giữ dòng tiền.
Ngoài ra, bạn cũng nên so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành khác để có cái nhìn đầy đủ hơn về hiệu suất thanh toán.
UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp – cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:
- UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
- UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
- UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
- UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ
Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn