Nguyên tắc trọng yếu (Materiality Principle) định hướng việc xác định và báo cáo các thông tin có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Bài viết này sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản về nguyên tắc trọng yếu, từ khái niệm, vai trò cho đến cách xác định thông tin trọng yếu trong thực tiễn kế toán.
1. Nguyên tắc trọng yếu là gì?
Trong kế toán, nguyên tắc trọng yếu đề cập đến việc thông tin tài chính phải được trình bày nếu việc thiếu thông tin đó có thể làm thay đổi quyết định của người sử dụng thông tin tài chính.
Đối với những sự kiện “không mang tính trọng yếu”, không có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả trên báo cáo tài chính thì có thể được ghi nhận theo cách đơn giản hơn.
Để xác định một giao dịch có phải “trọng yếu” hay không, cần kết hợp cả yếu tố định tính và định
2. Ví dụ về nguyên tắc trọng yếu
Ví dụ 1: Bỏ qua các khoản chi nhỏ
Tình huống: Một công ty có tổng doanh thu hàng năm là 10 triệu USD. Công ty chi 50 USD để mua đồ dùng văn phòng.
Khoản chi 50 USD này được coi là không trọng yếu vì nó không có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo tài chính của công ty. Do đó, thay vì ghi nhận chi tiết từng khoản chi nhỏ cho từng loại đồ dùng rồi phân bổ từng kỳ, công ty có thể gom các khoản chi nhỏ này lại và ghi nhận chúng dưới một mục chung là “Chi phí văn phòng” trong kỳ phát sinh.
Ví dụ 2: Đánh giá lại tài sản cố định
Tình huống: Một máy móc có giá trị ban đầu là 50,000 USD, đã được khấu hao một phần và hiện tại có giá trị sổ sách là 20,000 USD. Giá thị trường hiện tại của máy móc này là 22,000 USD.
Sự chênh lệch giữa giá trị sổ sách và giá thị trường (2,000 USD) có thể không trọng yếu đối với một công ty lớn có tổng tài sản hàng trăm triệu USD. Do đó, công ty có thể quyết định không điều chỉnh giá trị sổ sách của máy móc này vì sự chênh lệch này không đủ để ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính.
3. Vì sao nguyên tắc trọng yếu lại quan trọng?
- Đảm bảo độ chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính
Nguyên tắc trọng yếu giúp xác định những thông tin nào cần được trình bày trong báo cáo tài chính. Việc này đảm bảo rằng các thông tin quan trọng không bị bỏ sót, từ đó giúp báo cáo tài chính phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ quyết định của người sử dụng thông tin tài chính
Người sử dụng thông tin tài chính, như nhà đầu tư, cổ đông, ngân hàng, và các bên liên quan khác, dựa vào các báo cáo tài chính để đưa ra quyết định. Nguyên tắc trọng yếu đảm bảo rằng thông tin được trình bày có ảnh hưởng trung thực đến quyết định của họ.
- Tiết kiệm thời gian và nguồn lực
Không phải tất cả các thông tin đều cần được báo cáo chi tiết. Nguyên tắc trọng yếu giúp kế toán viên tập trung vào những thông tin quan trọng, từ đó tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong việc lập báo cáo tài chính.
4. Cách xác định thông tin trọng yếu
Xác định thông tin trọng yếu (material information) trong kế toán là một quy trình quan trọng nhằm đảm bảo rằng các báo cáo tài chính cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho người sử dụng. Dưới đây là các bước và yếu tố cần xem xét khi xác định thông tin trọng yếu:
4.1. Xác định ngưỡng trọng yếu về số lượng (Quantitative Thresholds)
- Tỷ lệ phần trăm của doanh thu, lợi nhuận, hoặc tổng tài sản: Các công ty thường sử dụng một tỷ lệ phần trăm cụ thể của các chỉ số tài chính chính như doanh thu, lợi nhuận hoặc tổng tài sản để xác định ngưỡng trọng yếu.
Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính trong chương trình kiểm toán mẫu, mức trọng yếu có thể xác định như sau:
Tiêu thức (*) | Tỷ lệ |
Lợi nhuận trước thuế | 5% đến 10% |
Doanh thu thuần | 0,5% đến 3% |
Tổng chi phí | 0,5% đến 3% |
Vốn chủ sở hữu | 1% đến 5% |
Tổng tài sản | 1% đến 2% |
4.2. Đánh giá yếu tố định tính (Qualitative Factors)
- Ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin: Nếu thông tin có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính, thì thông tin đó có thể được coi là trọng yếu.
- Tác động đến việc tuân thủ pháp luật và quy định: Thông tin liên quan đến các vấn đề pháp lý hoặc tuân thủ các quy định kế toán thường được coi là trọng yếu.
- Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh: Thông tin về các giao dịch hoặc sự kiện có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty, như sáp nhập, mua lại, hoặc thay đổi trong cơ cấu tài chính, thường được coi là trọng yếu.
- Ngưỡng trọng yếu theo lĩnh vực hoạt động: Đối với các ngành công nghiệp khác nhau, các khoản mục cụ thể có thể được coi là trọng yếu dựa trên đặc thù của ngành đó.
4.3. Xem xét bối cảnh cụ thể của công ty
- Quy mô của công ty: Các khoản mục có thể được coi là trọng yếu đối với một công ty nhỏ nhưng không trọng yếu đối với một công ty lớn hơn.
- Tình hình tài chính và hoạt động hiện tại của công ty: Nếu công ty đang gặp khó khăn tài chính, các khoản mục nhỏ có thể trở nên trọng yếu hơn.
————
UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp – cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:
- UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
- UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
- UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
- UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ
Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn