Lợi nhuận ròng chính là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp tìm kiếm. Vậy lợi nhuận ròng là gì và cách tính như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau!
Lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng (net profit), còn được biết đến dưới tên gọi khác là thu nhập ròng hay lãi ròng, là lượng tiền thu được sau khi trừ đi tất cả các chi phí và thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Đây là một chỉ số tài chính quan trọng mà các công ty sử dụng để đo lường hiệu quả kinh doanh.
Lợi nhuận ròng cũng chính là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp và được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, ký hiệu mã số là 60.
Cách tính lợi nhuận ròng
Công thức
Dựa trên định nghĩa, ta có công thức tính lợi nhuận ròng như sau:
Lợi nhuận ròng = Doanh thu – Chi phí
Cách tính chi tiết hơn như sau:
Lợi nhuận ròng = (Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán) – Chi phí hoạt động + (Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính) + (Doanh thu khác – Chi phí khác) – Thuế
Bài tập minh hoạ
Giả sử bạn là chủ một cửa hàng bán giày và đã có các số liệu tài chính sau trong năm vừa qua: (đơn vị: 1,000đ)
- Doanh thu: 1,000,000
- Chi phí hàng bán (COGS): 600,000
- Chi phí hoạt động (CP bán hàng và quản lý doanh nghiệp): 200,000
- Chi phí tài chính (lãi vay): 50,000; không có doanh thu tài chính và các khoản thu-chi khác
- Thuế: 20,000
>> Lợi nhuận ròng = 1,000,000 – 600,000 – 200,000 – 50,000 – 20,000 = 130,000
Ý nghĩa của lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh và đầu tư vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty sau khi trừ đi tất cả các chi phí và thuế. Vai trò chính của lợi nhuận ròng là:
– Đánh giá hiệu suất kinh doanh: Lợi nhuận ròng là một chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư đánh giá hiệu suất kinh doanh của công ty. Nếu lợi nhuận ròng tăng qua các kỳ, điều này cho thấy công ty đang có hiệu quả kinh doanh tốt hơn và hoạt động mạnh mẽ.
– Cơ sở để chia cổ tức: Lợi nhuận ròng là nguồn tiền mặt mà công ty có thể sử dụng để chia cổ tức cho cổ đông. Nếu lợi nhuận ròng cao, công ty có thể chia cổ tức hấp dẫn hơn cho cổ đông, tạo động lực cho họ tiếp tục đầu tư vào công ty.
– Đánh giá khả năng trả nợ: Lợi nhuận ròng giúp đánh giá khả năng trả nợ của công ty. Nếu lợi nhuận ròng đủ cao để trả nợ và lãi vay, công ty sẽ được xem là có khả năng tài chính tốt hơn.
– Đầu tư vào hoạt động mở rộng và phát triển: Lợi nhuận ròng giúp công ty có nguồn tiền để đầu tư vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, phát triển sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất và cải tiến công nghệ.
– So sánh hiệu suất giữa các công ty: Lợi nhuận ròng cũng là một chỉ số giúp nhà đầu tư so sánh hiệu suất giữa các công ty trong cùng ngành hoặc lĩnh vực kinh doanh.
Phân biệt lợi nhuận ròng với các loại lợi nhuận khác
Để phân biệt giữa lợi nhuận ròng, lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa và cách tính của từng loại lợi nhuận này
Chỉ số | Ý nghĩa | Công thức |
Lợi nhuận gộp | Lợi nhuận sau khi trừ giá vốn hàng bán khỏi doanh thu | Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Chi phí hàng bán (COGS) |
Lợi nhuận thuần | Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính và chưa tính đến thuế TNDN. | Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – Chi phí hoạt động |
Lợi nhuận ròng | Lợi nhuận sau khi trừ tất cả các chi phí và thuế | Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận thuần – Chi phí tài chính – Thuế |
Phân tích biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng, còn được gọi là tỷ lệ lợi nhuận ròng, là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả mà một công ty hoặc doanh nghiệp chuyển doanh thu thành lợi nhuận ròng. Nói cách khác, đây là phần trăm lợi nhuận ròng so với doanh thu của công ty.
Biên lợi nhuận ròng cao cho thấy công ty có hiệu quả cao trong việc kiểm soát chi phí và tạo ra lợi nhuận từ doanh thu. Điều này cũng cho thấy công ty có khả năng chịu đựng biến động trong chi phí hoặc giá bán.
Một biên lợi nhuận ròng thấp có thể là dấu hiệu của những vấn đề trong hoạt động kinh doanh hoặc kiểm soát chi phí.
Tổng kết
Chỉ số lợi nhuận ròng cao chính là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Hãy liên tục theo dõi chỉ số này để đánh giá hiệu quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp và đưa ra chiến lược điều hành hay đầu tư đúng đắn nhé.
———
UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp – cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:
- UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
- UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
- UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
- UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ
Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn