Kế toán bán hàng là một phần quan trọng của hệ thống kế toán doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc ghi nhận, phân tích và quản lý các hoạt động kinh doanh liên quan đến việc bán hàng và cung cấp dịch vụ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thực hiện kế toán bán hàng và cách hạch toán chi tiết nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp.

1. Vai trò của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhận, quản lý doanh thu, giá cả, và tồn kho.
Tham gia trực tiếp vào việc phát triển chính sách giá, hạch toán và báo cáo các giao dịch kinh doanh.
Kế toán bán hàng cung cấp thông tin cho phân tích hiệu suất kinh doanh và dự báo tài chính trong tương lai.
Từ đó, doanh nghiệp có thể kịp thời phát hiện và khắc phục những lỗ hổng trong quy trình sản xuất, mua bán và đưa ra các quyết định chiến lược cho sự phát triển của mình.

hach toan ban hang

2. Các tài khoản kế toán bán hàng

Các tài khoản dùng trong kế toán bán hàng: 

  • Tài khoản 156 – Hàng hóa.
  • Tài khoản 151- Hàng mua đang đi đường.
  • Tài khoản 157- Hàng gửi bán.
  • Tài khoản 5111- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
  • Tài khoản 5211 – Chiết khấu thương mại.
  • Tài khoản 5212- Giảm giá hàng bán.
  • Tài khoản 5213 – Hàng bán bị trả lại.
  • Tài khoản 632 – giá vốn hàng bán.
  • Tài khoản 421- Lợi nhuận chưa phân phối
  • Tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh

3. Hạch toán kế toán bán hàng

3.1. Bán hàng theo giá/đơn đặt hàng/hợp đồng

  • Bán hàng theo giá: Doanh nghiệp chuẩn bị sản phẩm hoặc dịch vụ và bán cho khách hàng với giá đã quyết định thông qua các kênh phân phối như cửa hàng bán lẻ, trang web hoặc kênh bán hàng trực tuyến.
  • Bán hàng theo hợp đồng: Có thể là kết quả của một thỏa thuận chính thức giữa doanh nghiệp và khách hàng hoặc đối tác, trong đó các điều kiện và điều khoản về việc mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ được xác định rõ ràng.
  • Đơn đặt hàng: Khách hàng gửi yêu cầu hoặc đặt hàng trực tiếp từ doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp xử lý đơn đặt hàng và chuẩn bị hàng hóa hoặc dịch vụ để giao cho khách hàng.

Hướng dẫn hạch toán:

Ghi nhận doanh thu:

  • Nợ TK 111, 112, 131…: Thể hiện tổng giá thanh toán
  • Có TK 511: Thể hiện doanh thu bán hàng ( chưa có thuế GTGT)
  • Có TK 3331: Thể hiện thuế GTGT phải nộp (33311)

Giá vốn hàng xuất bán:

  • Nợ TK 632: Thể hiện giá vốn hàng bán
  • Có TK 156: Thể hiện hàng hóa

3.2. Bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp

Bán hàng theo phương thức trả chậm hoặc trả góp thường phát sinh khi khách hàng không thể thanh toán toàn bộ giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ ngay lập tức và muốn phân chia việc thanh toán thành các đợt sau này.

Hướng dẫn hạch toán:

Ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán trả tiền ngay chưa có thuế)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331, 3332).

Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay).

Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi trả chậm, trả góp).

3.3. Bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng

Đại lý mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ doanh nghiệp với một giá ưu đãi và sau đó bán chúng cho khách hàng với giá bán cao hơn, từ đó thu được lợi nhuận. Sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán là nguồn thu nhập chính của đại lý, và phần trăm hoa hồng được xác định trước trong hợp đồng giữa đại lý và doanh nghiệp.

Hướng dẫn hạch toán:

  • Khi xuất kho cho đại lý, căn cứ vào phiếu xuất kho: 

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Có TK 155,156 – Hàng hóa

  • Khi hàng giao cho đại lý bán, căn cứ vào hóa đơn hoặc các chứng từ liên quan, ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán:

Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng số thanh toán

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thể hiện thuế GTGT phải nộp

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 157 – Hàng gửi đi bán

  • Số tiền mà đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng nhận, ghi:

Nợ TK 641, 642 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 131 – Tổng số thanh toán

3.4. Bán hàng có chiết khấu thương mại

Bán hàng có chiết khấu thương mại thường phát sinh khi các điều kiện hoặc thỏa thuận đặc biệt như khách hàng mua số lượng lớn, thanh toán nhanh chóng hoặc trước thời hạn thanh toán đã quy định.

Ghi nhận doanh thu khi bán hàng có chiết khấu thương mại:

  • Nợ TK 111. 131..: Thể hiện tổng giá thanh toán
  • Có TK 511, 512: Thể hiện doanh thu bán hàng
  • Có TK 3331: Thể hiện thuế GTGT phải nộp

Nghiệp vụ kế toán bán hàng ghi nhận khoản chiết khấu thương mại cho KH: 

  • Nợ TK 5211: Chiết khấu thương mại 
  • Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 
  • Nợ TK 33311: Thuế GTGT đầu ra được giảm
  • Có TK 111, 112, 131: Tổng tiền chiết khấu

Kế toán bán hàng ghi nhận giá vốn hàng bán

  • Nợ TK 632: Thể hiện giá vốn hàng bán
  • Có TK 152, 156…: Thể hiện có số dư bên nào

3.5. Giảm giá hàng bán

  • Giảm giá ngay khi bán hàng:

Doanh nghiệp giảm giá hoặc cung cấp mức giảm giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ ngay tại thời điểm khách hàng mua hàng.

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền thanh toán

Có TK 511: Doanh thu thuần (đã giảm)

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra (nếu có)

  • Giảm giá sau khi bán hàng:

Khi bán hàng doanh nghiệp đã xuất hóa đơn, giao hàng cho khách hàng, nhưng sau khi kiểm kê phát hiện ra hàng lỗi, kém chất lượng… được hai bên thỏa thuận xác nhận. Sau đó, bên xuất hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá.

Hướng dẫn hạch toán::

Nợ TK 5213 – Giảm giá hàng bán (Theo giá bán chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (Số thuế GTGT của hàng bán phải giảm giá)

Có các TK 111, 112, 131…

Nợ TK 5213 – Giảm giá hàng bán (nếu áp dụng thông tư 200) / Nợ TK 511 (nếu áp dụng thông tư 133)

Có các TK 111, 112, 131,. . .

4. Ví dụ hạch toán kế toán bán hàng

Công ty A tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, có tài liệu sau:
Trong tháng 10, số liệu của phòng kế toán như sau:
1.    Xuất kho 5.000 đơn vị hàng M, giá xuất kho 50.000 đ/đơn vị và 8.000 đơn vị hàng N, giá xuất kho 40.000 đ/đơn vị chuyển đến cho công ty Y (Công ty Y chưa nhận hàng).
2.    Khi kiểm nhận tại kho công ty Y phát hiện thừa 100 đơn vị hàng M và thiếu hơn 200 đơn vị hàng N chưa rõ nguyên nhân.
3.    Công ty Y đồng ý mua toàn bộ số hàng theo thực tế, DN P đã xuất hóa đơn, giá bán chưa thuế hàng M 75.000 đ/đơn vị, hàng N 60.000 đ/đơn vị, thuế suất thuế GTGT hàng M và N đều là 10%.

Yêu cầu:

  • Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên

Lời giải:

Nợ TK 157 M: 250.000.000 = 50.000*5000
Có TK 1561 M: 250.000.000

Nợ TK 157 N: 320.000.000 = 40.000*8000
Có TK 1561 N: 320.000.000

Nợ TK 157M: 5.000.000 =100*50.000
Có TK 3381: 5.000.000

Nợ TK 1381: 8.000.000 =200*40.000
Có TK 157 N: 8.000.000 

Giá vốn Mặt hàng M
Nợ TK 632: 255.000.000=50.000*5.100
Có TK 157: 255.000.000

Doanh thu mặt hàng M
Nợ TK 131: 420.750.000
Có TK 5111: 382.500.000=75.000*5.100
Có TK 33311: 38.250.000=382.500.000*10%

Giá vốn Mặt hàng N
Nợ TK 632: 312.000.000=40.000*7.800
Có TK 157: 312.000.000

Doanh thu mặt hàng N
Nợ TK 131: 514.800.000
Có TK 5111: 468.000.000=60.000*7.800
Có TK 33311: 46.800.000=468.000.000*10%

——

UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp – cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:

  • UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
  • UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
  • UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
  • UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ

Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn