Hệ thống tài chính là gì
Hệ thống tài chính là tổng thể các cơ chế, chính sách và các thị trường liên quan đến quản lý và phân phối tài nguyên tài chính trong một nền kinh tế. Hệ thống gồm ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán, cơ quan quản lý tài chính của chính phủ và các tổ chức tài chính khác như công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư.
Mục đích chính của hệ thống tài chính là gì? Đó là cung cấp nguồn tài chính cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất và đầu tư. Đồng thời, hệ thống hỗ trợ cho sự phát triển của kinh tế. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự ổn định và minh bạch của hệ thống kinh tế.
Hiện nay hệ thống tài chính được chia thành hai bộ phận chính là thị trường tài chính và trung gian tài chính. Thị trường tài chính là nơi người có tiết kiệm có thể cung cấp vốn trực tiếp tới những người có nhu cầu vay vốn. Trung gian tài chính là các tổ chức hoạt động như một “cầu nối” giữa người có tiết kiệm và người cần vay vốn như ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư,…
2. Thành phần của hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính bao gồm các thành phần chính như:
-
Tài chính công (gồm ngân sách nhà nước và các quỹ ngoài ngân sách).
-
Tài chính doanh nghiệp.
-
Thị trường tài chính (gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn).
-
Tài chính quốc tế (ví dụ như các trung tâm tài chính).
-
Tài chính hộ gia đình, tài chính cá nhân.
-
Tài chính các tổ chức xã hội.
-
Tài chính trung gian (bao gồm tín dụng, bảo hiểm).
3. Đặc trưng
Hệ thống tài chính được phân loại thành hai bộ phận chính là thị trường tài chính và trung gian tài chính.
Trên thị trường tái chính, người có tiết kiệm có thể cung cấp vốn trực tiếp tới những người có nhu cầu vay vốn.
Ví dụ như thị trường trái phiếu công ty. Tổng công ty dầu khí Việt Nam có thể bán trái phiếu ra công chúng để tài trợ cho việc xây thêm nhà máy lọc dầu mới, và các cá nhân như chúng ta có thể sử dụng phần tiết kiệm dành được để mua những trái phiếu này.
Hình thức này cũng còn được gọi là tài chính trực tiếp. Mua cổ phiếu cũng là một hình thức tài chính trực tiếp.
Hình thức thứ hai để trao đổi vốn là thông qua các trung gian tài chính, ví dụ như ngân hàng, các quĩ tín dụng, các quĩ tương hỗ. Các tổ chức trung gian tài chính này sẽ đảm nhận nhiệm vụ kết nối giữa những người có tiết kiệm với những người có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, mối liên kết ở đây gián tiếp thông qua các trung gian tài chính.
Ví dụ: Bạn có thể gửi tiền tiết kiệm vào trong ngân hàng dưới dạng tiền gửi, và ngân hàng có thể dùng số tiền của bạn để cho một doanh nghiệp nào đó vay. Do vậy hình thức này còn được gọi là tài chính gián tiếp.
Mặc dù dòng vốn bản chất sẽ đi từ bạn là người có tiết kiệm tới doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, nhưng trên danh nghĩa người vay tiền của bạn sẽ là các trung gian tài chính chứ không phải các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, và người cho doanh nghiệp vay cũng là các trung gian tài chính chứ không phải bạn.
4. Cấu trúc chung của thị trường tài chính
Cấu trúc chung của thị trường tài chính sẽ có các thành phần chính sau:
-
Thị trường tiền tệ: giao dịch các loại tiền tệ khác nhau của các quốc gia gồm tỷ giá hối đoái, lãi suất và các hợp đồng tương lai về tiền tệ.
-
Thị trường chứng khoán: các công ty và nhà đầu tư được phép giao dịch cổ phiếu và trái phiếu thông qua các sàn giao dịch chứng khoán.
-
Thị trường hàng hóa: giao dịch các loại hàng hóa có cả mặt hàng kim loại, năng lượng và các mặt hàng nông nghiệp.
-
Thị trường bất động sản: giao dịch các tài sản bất động sản như đất đai, nhà cửa, tòa nhà và căn hộ.
-
Thị trường tài chính phái sinh: các hợp đồng phái sinh như tùy chọn, tương lai và các hợp đồng trao đổi lãi suất.
-
Thị trường trái phiếu: giao dịch các loại trái phiếu như trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ và trái phiếu tín dụng.
-
Thị trường tín dụng: hoạt động cho vay và cho thuê vốn, bao gồm cả các khoản vay thương mại và khoản vay cá nhân.