Chiết khấu thanh toán là chính sách thường được các doanh nghiệp sử dụng để thúc đẩy tiến độ trả nợ nhanh hơn. Cách hạch toán khoản chiết khấu này như thế nào? Có những quy định nào cần quan tâm, mời bạn cùng theo dõi hướng dẫn trong bài viết sau.

Chiết khấu thanh toán là gì?

Chiết khấu thanh toán (Payment discount) là khoản tiền bên bán giảm trừ cho bên mua do bên mua thanh toán tiền trước thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng.

Ví dụ: Bạn mua một chiếc tivi từ công ty A, có quy định: nếu bạn thanh toán trước thì sẽ được giảm giá 5%. Khoản 5% này chính là chiết khấu thanh toán mà bạn được hưởng do thanh toán sớm.

Lưu ý rằng chỉ có khoản giảm giá do thanh toán trước hạn mới được xem là chiết khấu thanh toán. Nếu giảm giá do sản phẩm lỗi hay do mua hàng số lượng lớn thì đó là chiết khấu thương mại. Cần phân biệt rõ hai trường hợp này để hạch toán đúng.

chiết khấu thanh toán là gì

Hạch toán chiết khấu thanh toán như thế nào?

Tại bên bán

Về bản chất, chiết khấu thanh toán được xem là một chính sách tài chính để thu hồi vốn nhanh hơn. Vì vậy, ở bên mua, đây là một khoản chi phí tài chính. Chiết khấu thanh toán sẽ được hạch toán vào tài khoản 635.

Cách định khoản cụ thể như sau: 

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Số tiền chiết khấu thanh toán)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (nếu bù trừ luôn vào khoản thanh toán của khách)

Có TK 111, 112… (Nếu chi trả khoản chiết khấu bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng)

Lưu ý: Nếu bên nhận chiết khấu là cá nhân, bên bán sẽ phải thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân đó với mức thuế suất thuế TNCN 0.5% (theo thông tư 41/2021/TT-BTC). Khoản này được bù trừ trực tiếp vào tiền chiết khấu mà người mua nhận được.

Lúc này kế toán hạch toán như sau: 

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Số tiền chiết khấu thanh toán)

Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp 

Có TK 131 – Phải thu khách hàng (nếu bù trừ luôn vào tiền thanh toán)

Có TK 111, 112…(nếu chi trả chiết khấu bằng tiền mặt, tiền gửi)

Tại bên mua

Tương tự như ở bên bán, khoản chiết khấu thanh toán mà bên mua nhận được chính là một khoản doanh thu tài chính. Vì vậy được hạch toán vào tài khoản 515.

Cách định khoản như sau:

Nợ TK 111, 112… (Nếu nhận được khoản chiết khấu bằng tiền mặt, tiền gửi)

Nợ TK 331 – Phải trả người bán (nếu bù trừ luôn vào khoản công nợ phải trả)

Có TK 515 – Doanh thu tài chính (số tiền được chiết khấu)

Quy định về chiết khấu thanh toán

Liên quan đến khoản giảm giá này, kế toán cũng có nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề xuất hóa đơn, kê khai thuế GTGT khi bán hàng có chiết khấu thanh toán.

Mời bạn cùng giải đáp các vấn đề này.

  • Chiết khấu thanh toán có cần xuất hóa đơn không?

Chiết khấu thanh toán chỉ là một loại chi phí để thúc đẩy việc thanh toán sớm hơn, không nhằm xác nhận mối quan hệ mua – bán nào nào cả. Do đó, không cần lập hóa đơn cho khoản chiết khấu thanh toán.

Đồng thời, cũng sẽ không ghi nhận khoản chiết khấu này trên hóa đơn gốc.

Thay vào đó, theo khoản 1 điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC, bên bán, bên mua sẽ lập phiếu thu, phiếu chi cho khoản chiết khấu thanh toán chi trả hay nhận được.

  • Chiết khấu thanh toán có được coi là chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN hay không?

Với bên bán, để khoản chiết khấu thanh toán đủ điều kiện là chi phí được được trừ khi tính thuế TNDN thì cần có:

– Hợp đồng bán hàng có thỏa thuận chi tiết về điều kiện chiết khấu thanh toán

– Chứng từ thanh toán xác định bên mua đã trả tiền trước thời hạn hợp đồng.

– Phiếu chi hợp lệ

 

Để theo dõi các khoản chiết khấu, chi phí chung của doanh nghiệp, UBot đã cho ra mắt giải pháp UBot ePayment – hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán, đồng thời hỗ trợ theo dõi chi phí đồng bộ trên một giao diện. Nhà quản lý có thể nắm được chi tiết các khoản chi theo từng hạng mục, phòng ban theo thời gian thực. Quy trình quản lý thanh toán tự động này có thể giúp tiết kiệm đến 80% thời gian so với quy trình thủ công và độ chính xác lên đến 100%.

Tham khảo ngay tại: https://ubot.vn/ubot-epayment/