Ngành bán lẻ Việt Nam

Để doanh nghiệp bán lẻ có thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề trong đại dịch Covid-19, công nghệ chính là chìa khoá của tăng trưởng và tiết kiệm chi phí. Giải pháp nhanh nhất lúc này là “go online” nhanh nhất có thể.

Chấp nhận thực tế – Xoay mình trong tâm dịch

Dẫn chứng về siêu thị Satramart ở TP.HCM đã kết hợp với ứng dụng Be, đưa tính năng “Đi Chợ” lên app với 12 combo hàng hoá thiết yếu để mở rộng kênh bán mùa dịch. Các đơn vị bán lẻ nhỏ và siêu nhỏ cũng không cần quá lo lắng về việc ứng dụng công nghệ. Họ hoàn toàn có thể tận dụng các nền tảng có sẵn, đơn giản như livestream để bán hàng. Xu hướng này đã rất thành công ở thị trường Trung Quốc, khi nhà bán lẻ không mất nhiều chi phí khởi tạo nhưng tiếp cận khách hàng nhanh và ra hiệu quả ngay lập tức. 

Khó khăn còn lớn hơn đối với nhà bán lẻ các mặt hàng không thuộc nhóm thiết yếu. Người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, đồng thời cũng không thể ra ngoài mua sắm, khiến doanh thu sụt giảm nghiêm trọng trong giai đoạn giãn cách xã hội. 

Theo ông Trần Ba Duy – Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Toàn Nhân, Giám đốc Tài chính thương hiệu Biluxury, có hai khó khăn lớn nhất trong thời gian 4 tháng giãn cách xã hội tại TP.HCM. Thứ nhất là thách thức về hoạt động kinh doanh – bắt buộc đóng cửa hàng nhưng vẫn cần tăng doanh số. Thứ hai là thách thức về vận hành, xuất phát từ đặc trưng của bán lẻ mặt hàng thời trang – cần không gian trải nghiệm thực tế cho khách hàng. Doanh nghiệp nhận thấy những thiếu sót trong hệ thống công nghệ thông tin hiện tại, tạo ra thách thức về việc chuyển đổi từ trải nghiệm showroom thành trải nghiệm thông qua hệ thống không gian ảo (trực tuyến).

Thương hiệu thời trang nam giới BiLuxury cũng rất nhanh nhạy khi triển khai nhà máy 1 hecta tại Đồng Tháp, sản xuất túi xách gia dụng để cung ứng cho Amazon. Trong bối cảnh doanh số sụt giảm tới 95% vì cửa hàng buộc phải đóng cửa, giải pháp này giúp giải quyết được bài toán thu nhập mùa dịch. Cũng thông qua dự án này, Biluxury có thể học được cách giải quyết bài toán logistics đỉnh cao của Amazon.

BI Luxury vượt qua đại dịch Covid-19

Doanh nghiệp nhận thấy những thiếu sót trong hệ thống công nghệ thông tin và tiến hành cải tổ ngay trong thời gian giãn cách do dịch Covid 19. | Ảnh: Biluxury

Với Sơn Kim Retail – Chuỗi doanh nghiệp về dịch vụ thời trang, hàng tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, Covid-19 ập đến khi doanh nghiệp này đã có sự chuẩn bị từ trước, do đó Sơn Kim chủ động hơn khi đón nhận thách thức. 

Theo Tiến sĩ Trần Viết Huân – CTO Sơn Kim Group, đại dịch quả thực mang lại ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế nói chung và bán lẻ nói riêng. Trước nhu cầu thực tế của thị trường, Sơn Kim Retail đã phải nhanh chóng ứng biến: chuyển đổi từ bán sản phẩm tiện lợi trong chuỗi GS25 sang bán sản phẩm thiết yếu như các mặt hàng tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn (ready-to-cook). Chuỗi cửa hàng tiện lợi luôn phải chuẩn bị sẵn kịch bản dự phòng nếu có điểm bán phát hiện ca dương tính, cần đóng cửa tạm thời, cách ly và bổ sung đội ngũ thay thế ngay lập tức.

Từ cuối 2019, Sơn Kim đã có kế hoạch chuyển đổi số, trong đó tạo dựng môi trường làm việc số cho nhân viên. Đồng thời, các thương hiệu Vera, Jockey cũng đã sớm hiện diện trên kênh online. Sau đó, Sơn Kim chú trọng đầu tư vào ERP vào khoảng tháng 7.2020, coi đây như khoản đầu tư bắt buộc để tối ưu vận hành. Khi làn sóng Covid nặng nề hơn xuất hiện vào năm 2021, Sơn Kim đã có sẵn nền tảng vững chắc từ trước.

>> 6 Xu hướng nổi bật của ngành bán lẻ sau đại dịch: RPA trở thành át chủ bài

Sơn Kim Retail

Sơn Kim Retail nhanh chóng chuyển đổi từ bán sản phẩm tiện lợi sang bán sản phẩm thiết yếu như các mặt hàng tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn. | Ảnh: akaBot

Chuyển đổi số – Câu chuyện tất yếu giúp “tăng sức đề kháng” của doanh nghiệp bán lẻ 

Đại diện Biluxury và Sơn Kim Retail đều đồng tình với quan điểm: chuyển đổi số cần phải có tầm nhìn, có nền móng. Tư duy về chuyển đổi số phải xuất phát từ hội đồng quản trị. Đặc biệt, ông Trần Viết Huân (Biluxury) khẳng định, trong tình hình Covid nhiều biến động, doanh nghiệp rất cần những giải pháp nhanh (tactics), nhưng đó chỉ nên là những bước đầu tiên để bắt đầu cho một bài toán tổng thể và dài hạn, bởi “ngành bán lẻ của chúng ta đã thay đổi, mãi mãi không thể quay trở lại như lúc trước”. 

Từ góc độ nhà cung cấp giải pháp công nghệ, ông Đỗ Thành Công – Giám đốc sản phẩm UBot (akaBot, FPT Software) chia sẻ tại TedTalk 8 – Tăng cường sức đề kháng cho ngành bán lẻ) chia sẻ về giải pháp tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp thông qua robot phần mềm. 

Giải pháp này từ hệ sinh thái akaBot (FPT Software) được được tạo ra trên nền tảng cloud (cloud-based) để phục vụ SME. Loại bỏ rào cản về chi phí, cơ sở hạ tầng công nghệ & nhân sự am hiểu về công nghệ, UBot có thể triển khai nhanh, không ảnh hưởng tới hệ thống, quy trình vận hành hiện tại của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp bán lẻ quy mô lớn cũng có thể tự động hoá, tối ưu vận hành với giải pháp “may đo” akaBot.

Câu chuyện quản lý chuỗi cung ứng 

akaBot đã triển khai thành công giải pháp tự động hoá cho 2 nhà bán lẻ lớn (top 5) Hàn Quốc. Nhiệm vụ của phòng ban là xử lý dữ liệu nguồn hàng, kiểm tra giá của đối thủ cạnh tranh tại tất cả các cửa hàng theo thời gian thực. Để kiểm tra thông tin của 50.000 mặt hàng cần 10 – 15 nhân viên. Nhiệm vụ của họ là kiểm tra tồn kho, số lượng bán… sau đó đưa về trung tâm xử lý.

Bên cạnh đó, nhà bán lẻ cần kiểm tra giá của sản phẩm trên toàn bộ hệ thống để đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường. Bot ảo đã thay con người thực hiện toàn bộ quy trình (vận hành tự động, kết quả real-time. Kết quả là doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, tự động hoá quy trình tới 90%. 

Tự động hóa ngành bán lẻ

Doanh nghiệp bán lẻ quy mô lớn cũng có thể tự động hoá, tối ưu vận hành với giải pháp tự động hóa vận hành. |Ảnh: freepik.

Câu chuyện xử lý hoá đơn – phòng tài chính kế toán 

Doanh nghiệp quy mô lớn xử lý gần 2 triệu hoá đơn/năm, cần 50 kế toán xử lý thao tác invoice-matching. 

Khi ứng dụng giải pháp akaBot, doanh nghiệp tiết kiệm được 50% thời gian xử lý hoá đơn, tiết kiệm đáng kể về chi phí vận hành. 

Doanh nghiệp quy mô 50 – 70 cửa hàng, xử lý 50.000 – 80.000 hoá đơn/năm với 10.000 – 20.000 mã hàng, khi triển khai UBot Invoice có thể tự động hoá 100% các quy trình: vào email lấy thông tin hoá đơn điện tử, lên trang của Tổng cục thuế kiểm tra tính hợp lệ, trích xuất thông tin hoá đơn, nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán… Thông tin sản phẩm cũng có thể được tìm kiếm nhanh chóng chỉ trong vài giây. 

Tầm nhìn ngành bán lẻ Việt Nam 2025 

Theo đại diện Hiệp hội các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, đại dịch được đẩy lùi vào giai đoạn 2022 – 2025, do đó mọi hoạt động sẽ trở lại bình thường, bán lẻ cũng sẽ phát triển theo sự phát triển chung của nền kinh tế. Trong đó, thương mại điện tử sẽ phục hồi nhanh hơn so với bán lẻ truyền thống. Đại dịch Covid vừa là thách thức, vừa là cơ hội để doanh nghiệp bán lẻ chuyển đổi số nhanh.

CFO Biluxury đưa ra 3 dự đoán về ngành bán lẻ 2025: Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, tiến tới minh bạch trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bán lẻ, xu hướng khách hàng là trung tâm. 

Đồng tình với nhà cung cấp giải pháp akaBot, CTO Sơn Kim Group khẳng định “Công nghệ luôn là một nền tảng giúp Sơn Kim hiểu khách hàng rõ hơn, giúp mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng”. Trong vòng 3 năm tới, Sơn Kim có kế hoạch xây dựng một hệ sinh thái “lấy người tiêu dùng làm trung tâm”. 

Trong một viễn cảnh mới, khách hàng tới Sơn Kim sẽ có thể trải nghiệm thanh toán bằng khuôn mặt – chỉ cần cười là tự động check out và xách giỏ hàng ra về mà không cần rút ví hay thẻ để thanh toán. Không đặt mình vào mục tiêu cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, Sơn Kim tự coi mình là ‘gateway’ (cửa ngõ) để đưa doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đến Việt Nam, cùng hợp tác dựa trên sự am hiểu địa phương của Sơn Kim. 

Trong tham vọng thành lập “liên minh mở” tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, omni-channel với những trải nghiệm chuyển đổi số chính là điểm nhấn mà Sơn Kim muốn mang đến cho người tiêu dùng tại Việt Nam.

Bổ sung vào xu hướng “nhà bán lẻ kết hợp với nhà cung cấp công nghệ”, tiến sĩ Trần Viết Huân nhắc tới khái niệm “co-innovation”, trong đó nhà bán lẻ am hiểu về kinh doanh, nhà cung cấp công nghệ đưa ra giải pháp. Khi kết hợp với nhau, hai bên có thể cùng xác định phạm vi triển khai để đảm bảo tốc độ và hiệu quả. 

Thời kỳ “bình thường mới” đã đến. Doanh nghiệp bán lẻ sẽ tiếp tục phục hồi và bứt tốc như thế nào trong những tháng cuối năm 2021? Quý doanh nghiệp đang quan tâm tới giải pháp tối ưu vận hành & tự động hoá quy trình ngành bán lẻ vui lòng tìm hiểu thêm tại đây.

Ubot là giải pháp RPA được phát triển và cung cấp bởi FPT Software, công ty sản xuất phần mềm doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với sứ mệnh hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tăng tốc trên chặng đua chuyển đổi số, gia tăng sức cạnh tranh và ngày càng lớn mạnh, Ubot tiếp tục xây dựng và đa dạng hóa tính năng, tiến tới trở thành giải pháp tự động hóa tổng thể dành cho SMEs. 

Nguồn: Ted Talk 8 – Tăng sức đề kháng cho ngành bán lẻ