1. Bút toán điều chỉnh là gì?
Bút toán điều chỉnh (Adjusting entry) là các bút toán được thực hiện nhằm phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo các nguyên tắc về doanh thu và chi phí.
Bút toán điều chỉnh được thực hiện khi nào?
- Trong nội bộ doanh nghiệp, bút toán điều chỉnh thường được thực hiện ở cuối kỳ kế toán, thường liên quan đến các khoản phân bổ chi phí hoặc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện;
- Hoặc bút toán điều chỉnh cũng có thể được thực hiện bất kỳ khi nào doanh nghiệp phát hiện có sai sót số liệu kế toán, cần hạch toán lại để đưa các số dư tài khoản về con số đúng.
2. Phân loại bút toán điều chỉnh
2.1. Bút toán điều chỉnh sai sót
Bút toán điều chỉnh sai sót thường gặp sau khi doanh nghiệp được kiểm toán hoặc thanh tra, phát hiện các sai sót và cần đưa số liệu về con số đúng thực tế.
Ví dụ: Quá trình kiểm toán phát hiện: một khoản doanh thu chưa thu tiền có giá trị 500tr, nhưng bị ghi nhận thành 550tr do kế toán đánh máy nhầm, khiến số dư các TK 511, 131 bị ảnh hưởng.
Bút toán điều chỉnh cần thực hiện là ghi giảm doanh thu và số phải thu khách hàng tương ứng:
Nợ TK 511: 50tr
Có TK 131: 50tr
2.2. Bút toán điều chỉnh doanh thu
Bao gồm:
- Doanh thu chưa thực hiện: là khoản tiền nhận trước của khách hàng và cam kết sẽ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Tại thời điểm nhận tiền của khách, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 111, 112…
Có TK 3387
Đến khi hàng hoá, dịch vụ được cung cấp cho khách hàng thì doanh thu chưa thực hiện được chuyển thành doanh thu đã thực hiện. Kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh:
Nợ TK 3387
Có TK 511
- Doanh thu dồn tích: là các khoản doanh thu đã thực hiện, đã phát sinh nhưng chưa thu được bằng tiền (doanh thu chưa thu tiền), chẳng hạn như tiền lãi từ các khoản cho vay nhiều kỳ, nhận lãi một lần vào cuối kỳ. Tại thời điểm doanh thu phát sinh, kế toán phải ước tính được giá trị khoản doanh thu để hạch toán trước.
Nợ TK 131
Có TK 511
2.3. Bút toán điều chỉnh chi phí
Bao gồm:
- Chi phí trả trước: là chi phí đã thanh toán nhưng liên quan đến kết quả hoạt động của nhiều kỳ kế toán.
Khi chi phí phát sinh, kế toán ghi: Bút toán điều chỉnh chi phí trả trước nhằm phân bổ chi phí trả trước mà doanh nghiệp đã chi vào các kỳ kế toán một cách phù hợp.
Nợ TK 242
Có các TK liên quan (111, 112,…)
Sau đó, định kỳ kế toán toán phải thực hiện bút toán điều chỉnh để phân bổ chi phí trả trước (ghi giảm TK 242) vào chi phí tương ứng.
Nợ TK 641, 642, 627…
Có TK 242
- Chi phí dồn tích: là các khoản chi phí đã phát sinh nhưng doanh nghiệp chưa trả và chưa ghi nhận: Chi phí tiền lương của tháng, trả đầu tháng sau; Chi phí dịch vụ sử dụng chưa thanh toán; Chi phí lãi vay đã phát sinh nhưng chưa đến kỳ trả
3.4. Điều chỉnh lại các khoản dự phòng
Sau khi trích lập dự phòng mà xuất hiện các sự kiện ảnh hưởng đến bút toán trích lập cũ, doanh nghiệp cần thực hiện điều chỉnh lại tương ứng.
Chẳng hạn như doanh nghiệp đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo đúng quy định:
Nợ TK 642, 641, 627…
Có TK 131
Tuy nhiên sau đó đối tác đã trả nợ đầy đủ. Lúc này kế toán cần thực hiện bút toán điều chỉnh để loại phần dự phòng đã ghi nhận thành chi phí trước đó.
Nợ TK 111, 112
Có TK 642, 641, 627…
4. Bài tập về bút toán điều chỉnh có lời giải
Công ty ABC vừa hoàn thành quá trình kiểm toán tài chính cho năm kết thúc vào ngày 31 tháng 12. Trong quá trình kiểm toán, nhóm kiểm toán đã phát hiện các sai sót sau đây cần được điều chỉnh:
a) Sai sót trong việc phân loại chi phí: Một số khoản chi phí bán hàng 200tr bị phân loại sai vào chi phí quản lý doanh nghiệp
b) Bỏ sót trong việc ghi nhận lãi suất: Công ty gửi 1 tỉ đồng ở ngân hàng với lãi suất 8% năm, kỳ hạn 1 năm, từ 01/10/2024 – 1/10/2025. Công ty đã bỏ sót việc ghi nhận lãi suất đã tích lũy từ khoản tiền gửi này trong BCTC năm.
c) Tính toán sai trong việc phân bổ chi phí: Một khoản chi phí bảo dưỡng dài hạn đã được phân bổ sai vào năm tài chính hiện tại thay vì phân bổ cho 03 năm tài chính tiếp theo như dự kiến. Tổng chi phí bảo dưỡng dài hạn là 60tr
d) Ngoài ra, sau quá trình thanh tra quyết toán thuế, cơ quan thuế xác định số thuế TNDN phải nộp cao hơn mức công ty kê khai là 50tr đồng.
Lập các bút toán điều chỉnh cần thiết:
a. Nợ TK 641: 200tr
Có TK 642: 200tr
b. Nợ TK 138: 8% x 1 tỷ /12 x 3= 20tr
Nợ TK 515: 20tr
c. Nợ TK 242: 40tr
Có TK 642/641/627…: 40tr
d. Nợ TK 821: 50tr
Có TK 333: 50tr
——
UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp – cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:
- UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
- UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
- UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
- UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ
Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: https://ubot.vn