Trong đầu tư chứng khoán và phân tích tài chính, ROE là chỉ số rất quen thuộc, đồng thời cũng là chỉ số “chìa khóa” mà các nhà đầu tư xem xét trước tiên để ra quyết định định có đầu tư hay không.

ROE là gì

ROE (Return on Equity) là tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, cho biết cứ mỗi 100đ vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Do vốn chủ sở hữu lại bằng tổng tài sản trừ đi vốn vay phải trả, vì vậy ROE còn được gọi là tỷ suất sinh lời của tài sản thuần. 

ROE là chỉ số tài chính cơ bản nhất mà mọi nhà đầu tư chứng khoán đều quan tâm vì nó cho biết hiệu quả lợi nhuận từ khoản vốn đầu tư của họ.

ROE là gì

Cách tính ROE

ROE được tính bằng công thức sau:

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân

Trong đó:

Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế được lấy trên báo cáo kết quả kinh doanh định kỳ của doanh nghiệp

Vốn chủ sở hữu bình quân bằng trung bình của vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ.

Ý nghĩa của chỉ số ROE

Cho biết mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn

Chỉ số ROE cho biết mỗi đồng vốn sẽ sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là doanh nghiệp có đang sử dụng vốn của nhà đầu tư tốt hay không. Thông thường, các nhà đầu tư chứng khoán sẽ ưa thích những doanh nghiệp có chỉ số ROE cao hơn so với các đối thủ cùng ngành.

Dự đoán tăng trưởng cổ tức

Người ta có thể dựa vào ROE để dự đoán cổ tức trong tương lai, từ đó dự đoán tốc độ tăng trưởng của giá cổ phiếu.

Mức độ tăng trưởng của cổ tức trong tương lai được tính bằng công thức:

G = ROE x Tỷ lệ tái đầu tư

Trong đó:

G là Tốc độ tăng trưởng

ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH

Tỷ lệ tái đầu tư = 1- Tỷ lệ chi trả cổ tức (Là tỷ lệ % lợi nhuận công ty để lại tái đầu tư sau   khi trả cổ tức cho cổ đông)

Ví dụ: Một doanh nghiệp có ROE năm 2021 là 15%. Đầu năm 2021, doanh nghiệp quyết định chia 40% số lợi nhuận trong kỳ để trả cổ tức cho cổ đông, số còn lại được bổ sung vào vốn chủ sở hữu:

Mức tăng trưởng kỳ vọng của cổ tức năm 2022 sẽ là: G= 15% x (1 – 0.4) = 0.09 hay 9%

Tìm ra các vấn đề của doanh nghiệp

Dựa trên phân tích chỉ số ROE, bạn có thể phát hiện ra một số vấn đề bất thường của doanh nghiệp, chẳng hạn như:

  • ROE cao bất thường có thể do tình trạng “Lợi nhuận không nhất quán”, khoản lỗ ở các năm trước khiến vốn chủ sở hữu thâm hụt. Và một khoản lãi nhỏ xuất hiện cũng có thể khiến cho ROE tăng đột biến.
  • Tình trạng mất cân bằng cơ cấu vốn. Khi tỉ lệ nợ trong doanh nghiệp quá cao khiến tỉ lệ vốn chủ nhỏ lại, ROE đương nhiên sẽ tăng lên. Tuy nhiên điều này đe dọa đến rủi ro thanh khoản và sự tồn tại của doanh nghiệp.

Lưu ý khi sử dụng chỉ số ROE

  • ROE ở các ngành khác nhau sẽ không giống nhau. Vì vậy, ROE được sử dụng tốt nhất để so sánh các doanh nghiệp cùng ngành và có quy mô tương đồng nhau. 
  • Chỉ số ROE có thể bị bóp méo tại thời điểm doanh nghiệp giảm vốn CSH bằng cách vay nợ để mua lại cổ phiếu của chính mình; khi đó, ROE tăng lên nhưng thực chất hiệu quả sử dụng vốn không hề thay đổi
  • Không nên sử dụng mình chỉ số ROE để phân tích tài chính doanh nghiệp. Cần kết hợp với các chỉ số khác như ROS, ROA để có bức tranh tổng quan.

ROE bao nhiêu là tốt?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “ROE bao nhiêu là tốt” vì còn phải phụ thuộc vào từng ngành và từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số tiêu chuẩn sau để đánh giá một chỉ số ROE là tốt: Để biết chỉ số ROE của doanh nghiệp này có tốt không, hãy thực hiện các so sánh sau: 

ROE tố phải cao hơn lãi suất ngân hàng

Nếu doanh nghiệp có ROE thấp hơn lãi ngân hàng, cho thấy đây không phải là cơ hội đầu tư hấp dẫn, vì nhà đầu tư có thể gửi tiền vào ngân hàng với khoản lợi nhuận (lãi) tốt hơn và ít rủi ro hơn.

Vì vậy, ROE ít nhất nên cao hơn lãi suất ngân hàng.

ROE tốt phải lớn hơn chi phí sử dụng vốn

Trong các Công ty cổ phần, cổ đông luôn có một mức chi phí sử dụng vốn mà họ kỳ vọng khi đầu tư vào công ty. 

Nếu ROE > chi phí sử dụng vốn cổ phần, cho thấy doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn kỳ vọng của cổ đông.

ROE tốt cần lớn hơn trung bình ngành

Chỉ số ROE của doanh nghiệp cao hơn trung bình ngành là một mức ROE tốt. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang có ưu thế cạnh tranh hơn, lợi nhuận vượt trội hơn và sử dụng vốn hiệu quả hơn.


Để theo dõi các khoản chiết khấu, chi phí chung của doanh nghiệp, UBot đã cho ra mắt giải pháp UBot ePayment – hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán, đồng thời hỗ trợ theo dõi chi phí đồng bộ trên một giao diện. Nhà quản lý có thể nắm được chi tiết các khoản chi theo từng hạng mục, phòng ban theo thời gian thực. Quy trình quản lý thanh toán tự động này có thể giúp tiết kiệm đến 80% thời gian so với quy trình thủ công và độ chính xác lên đến 100%.

Tham khảo ngay tại: https://ubot.vn/ubot-epayment/