Trước tác động của đại dịch COVID-19, chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị đứt gãy và đảo lộn, trong đó có các hoạt động Logistics, xương sống của chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, thực trạng trên cũng góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực Logistics. Đây là cơ hội để các đơn vị LSP vừa khắc phục những vấn đề nảy sinh trong mùa dịch, vừa tận dụng được lợi thế công nghệ hiện nay của cuộc cách mạng số, cách mạng công nghiệp 4.0.
Các lợi ích nổi bật của quá trình chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics bao gồm cắt giảm chi phí hoạt động, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn, qua đó, đạt lợi nhuận vượt trội so với trước khi thực hiện số hóa.
Tuy nhiên, để về đích thành công trên cuộc đua chuyển đổi số, các LSP cần trang bị những hiểu biết cần thiết.
Chuyển đổi số ngành Logistics – 4 CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG
1. Tận dụng dữ liệu và nâng cấp các công nghệ số
Các dữ liệu được tích hợp bởi hệ thống như ERP giúp tập trung hỗ trợ hợp lý hóa các hoạt động giao dịch, lập kế hoạch đầu cuối, quản lý kho hàng cũng như dự đoán mức doanh số, quá đó, việc quản lý chuỗi cung ứng và Logistics trở nên chính xác và mạch lạc hơn.
Ứng dụng công nghệ số cũng có thể giúp dự đoán và cảnh báo các vấn đề có thể xảy ra, ví dụ như sự ngắt quãng trong chuỗi cung ứng.
2. Ứng dụng công nghệ Deep Learning và Trí tuệ nhân tạo (AI)
Với quyền truy cập vào bộ dữ liệu lớn chứa các cụm từ tương tự và thông tin liên quan, AI nắm bắt được bối cảnh mua hàng của khách hàng, bối cảnh đặt hàng của đối tác để từ đó sử dụng dữ liệu này mang lại giá trị sâu sắc trong chuỗi cung ứng, nhờ đó, rút ngắn khoảng cách cung, cầu giữa khách hàng và nhà cung ứng.
3. Tự động hóa quy trình vận chuyển
Giải pháp liên quan tới công nghệ tự động hóa quy trình (RPA) giúp doanh nghiệp Logistics tự động hóa các quy trình trong việc lập kế hoạch vận chuyển, đơn đặt nhà cung cấp, xử lý tài liệu và lập hóa đơn, qua đó, tăng tốc vận hành và hiệu suất của doanh nghiệp.
4. Nâng cao trải nghiệm số của khách hàng
Những khách hàng trong ngành Logistics sẽ tìm kiếm sự liền mạch trong quy trình báo giá, đặt chỗ trực tuyến, và cân nhắc thêm nếu như nền tảng của nhà cung cấp có thêm cả các chức năng như xử lý tài liệu số và phân tích dữ liệu lô hàng. Xây dựng một nền tảng cung cấp sự minh bạch trong dòng chảy hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ làm tăng trải nghiệm liền mạch, từ đó tăng mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng với doanh nghiệp.
4 CẠM BẪY CẦN TRÁNH KHI CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH LOGISTICS
1. Cạm bẫy về nhận thức
Chuyển đổi số ngành Logistics là một bước trong quá trình ứng dụng công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp. Cần có nhận thức đúng đắn về vai trò, hiệu quả của CĐS để có chiến lược đầu tư thích hợp về nguồn lực, nhân lực, tài lực cho quá trình này. Mặt khác, cần tránh ngộ nhận về CĐS như “chiếc đũa thần” có thể thay đổi ngay lập tức hiệu quả kinh doanh. Nếu đầu tư mà không làm chủ được quá trình này thì hiệu quả sẽ không như mong muốn, thậm chí gây tốn kém thêm cho doanh nghiệp.
2. Cạm bẫy về ý thức
Một số DN nghĩ rằng chỉ cần bỏ tiền đầu tư vào trang thiết bị công nghệ, tổ chức tập huấn là có thể hoàn thành CĐS, và trông chờ đem lại kết quả tích cực ngay. CĐS đổi số thực chất là một quá trình thay đổi, không chỉ thay đổi về hạ tầng vật chất mà còn phải thay đổi về ý thức làm việc. Trong vấn đề này, vai trò của người lãnh đạo hết sức quan trọng. Nếu lãnh đạo không đi đầu, làm gương trong việc CĐS, sử dụng các công cụ số trong quản lý, điều hành thì rất khó để yêu cầu bộ máy bên dưới triển khai quá trình này.
3. Cạm bẫy về đầu tư
CĐS là một quá trình đòi hỏi chi phí, mức độ khác nhau tùy theo loại hình hoạt động của DN và mức độ chuyên sâu. Cần lựa chọn phương án đầu tư phù hợp, tránh máy móc học tập theo hướng tự động hóa của các mô hình và phần mềm nước ngoài với chi phí đầu tư ban đầu tốn kém; đồng thời cân nhắc thuê ngoài các chuyên gia để triển khai thay vì tự làm theo mô hình nội bộ, tránh lãng phí thời gian, chi phí, nguồn nhân lực CNTT…
4. Cạm bẫy về công nghệ
CĐS có thể bao gồm nhiều hoạt động khác, sử dụng các công nghệ khác nhau. Việc lựa chọn đúng công nghệ, phù hợp với tính chất hoạt động của DN cũng như khả năng đầu tư, trình độ nhân lực là một yêu cầu quan trọng. Hiện nay đa số DN mới chỉ dừng ở mức độ số hóa, tức là chuyển dữ liệu hoạt động sang dạng lưu trữ điện tử chứ chưa có sự kết nối và khả năng tra cứu số liệu cũng như xử lý đơn hàng trên nền tảng trực tuyến.
Việc ứng dụng công nghệ RPA (tự động hóa quy trình nghiệp vụ) từ đơn vị uy tín không chỉ giúp doanh nghiệp Logistics của bạn tránh được những cạm bẫy kể trên, đồng thời, còn mở ra một lộ trình chuyển đổi số toàn diện.
Tham khảo thêm về giải pháp tự động hóa thông minh Ubot dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung, các doanh nghiệp Logistics Việt Nam nói riêng.
[button text=”Dùng thử miễn phí” link=”#trial-free”]
Ubot là giải pháp RPA được phát triển và cung cấp bởi FPT Software, công ty sản xuất phần mềm doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với sứ mệnh hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tăng tốc trên chặng đua chuyển đổi số, gia tăng sức cạnh tranh và ngày càng lớn mạnh, Ubot tiếp tục xây dựng và đa dạng hóa tính năng, tiến tới trở thành giải pháp tự động hóa tổng thể dành cho SMEs. |
Bài viết có tham khảo: https://ictvietnam.vn/chuyen-doi-so-trong-nganh-dich-vu-logistics-viet-nam-co-hoi-tao-dot-pha-hien-trang-va-thach-thuc-20210204074831044.htm