Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư cho công nghệ thông tin và ưu tiên cho các giải pháp chuyển đổi kỹ thuật số hiện đại. Để có thể thích ứng với môi trường trong thời đại “bình thường mới”, nhiều doanh nghiệp Việt đã thực hiện các chiến lược chuyển đổi số trong hoạt động của mình.
Chuyển đổi số tại doanh nghiệp là gì?
Để có thể thích ứng với nền công nghiệp 4.0, chuyển đổi số là cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp từ quy mô vừa và nhỏ cho đến các tập đoàn lớn. Thông điệp này đã được thể hiện rõ ràng từ nhiều bài phát biểu quan trọng, cuộc thảo luận, bài báo hoặc nghiên cứu đề cập đến vấn đề duy trì tính cạnh tranh của các doanh nghiệp khi xu thế kỹ thuật số ngày càng phổ biến rộng rãi.
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các vấn đề của công ty từ quy trình vận hành đến cung cấp giá trị cho khách hàng; là quá trình thay đổi cơ bản mô hình truyền thống sang mô hình số hoá bằng việc áp dụng các công nghệ số. Đây cũng là một sự thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp khi nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thách thức hiện trạng, thử nghiệm và sẵn sàng khắc phục sau mỗi lần thất bại.
Chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở nội bộ doanh nghiệp mà còn giúp các nhà lãnh đạo nhận ra những thị trường tiềm năng, từ đó mở rộng quy mô doanh nghiệp. Nhờ vậy, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nâng cao vị thế của mình trên thị trường và duy trì khả năng cạnh tranh với các đối thủ.
Xu hướng thúc đẩy chuyển đổi số tại doanh nghiệp SME Việt Nam
Doanh nghiệp có thể chuyển đổi số vì nhiều lý do khác nhau. Song, thách thức trong thời đại “bình thường mới” mà nhiều công ty phải đối mặt chính là vấn đề tồn tại trên thương trường. Với đại dịch bùng nổ, các doanh nghiệp SME cần phải thay đổi nhanh chóng để có thể thích ứng với nhiều rào cản và biến đó thành động lực để bước vào cuộc chơi số, chuyển đổi để thích nghi với bối cảnh phát triển mới.
-
Làm việc từ xa
Kể từ khi dịch Covid diễn ra, làm việc từ xa trở thành lựa chọn duy nhất của nhiều công ty. Mặc dù hình thức làm việc này khá mới lạ và chưa thực sự được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao trong thời gian đầu. Tuy nhiên, giờ đây, các doanh nghiệp đã dần nhận ra những lợi ích mà nó mang lại như: tiết kiệm nguồn lực, giảm thời gian di chuyển đến trụ sở cũng như tăng tính chủ động trong sắp xếp, hoàn thành công việc của nhân viên. Nhờ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, áp dụng những công nghệ tiên tiến để thích ứng với bối cảnh hiện tại, các doanh nghiệp SME có thể cắt giảm những chi phí không cần thiết và tạo ra môi trường chủ động cho đội ngũ nhân viên.
-
Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence)
Hiện tại, AI không còn là khái niệm xa lạ với nhiều doanh nghiệp. AI không chỉ giúp người dùng nắm bắt, quản lý và đo lường khách hàng và mức độ tương tác với doanh nghiệp. Nhờ vậy, hệ thống quản trị trong doanh nghiệp được tối ưu hóa đáng kể và giúp doanh nghiệp lược bớt những chi phí tốn kém cũng như nâng cao hiệu suất công việc của các bộ phận trong công ty.
AI không chỉ dừng lại ở những dữ liệu được cài đặt sẵn mà trợ lý ảo này sẽ không ngừng học hỏi và giúp doanh nghiệp nhận ra những thay đổi cần thiết để mở rộng quy mô hoạt động. Vì vậy, các doanh nghiệp SME cần chuẩn bị kỹ càng để có thể khai thác tối đa lợi ích của công nghệ này. Bên cạnh đó, việc vạch ra chiến lược, xác định mức độ và vấn đề cần ứng dụng là bước quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro và tránh gây ra sự gián đoạn trong hoạt động doanh nghiệp.
-
Công nghệ đám mây
Giải pháp đám mây hiện đang là lựa chọn hàng đầu giúp nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm thiểu đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ cũng như thúc đẩy khả năng thích ứng của doanh nghiệp trong thời đại số. Thực tế cho thấy rằng khi các doanh nghiệp SME ứng dụng các công nghệ đám mây, quy mô cung cấp dịch vụ được mở rộng đồng thời không phát sinh thêm nhiều chi phí.
-
Tự động hoá thông minh
Việc áp dụng chuyển đổi số bằng các công nghệ số hiện đại, điển hình là RPA, tự động hóa quy trình nghiệp vụ (Robotic Process Automation) không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả tổng thể, nâng cao năng suất mà còn tăng cảm hứng làm việc cho nhân viên và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Trong bối cảnh hiện tại, việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp SME là tất yếu và thiết thực hơn bao giờ hết. Để có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình, những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đã bắt đầu tìm hiểu và ứng dụng các công nghệ hiện đại để bắt kịp xu thế, đồng thời phát triển mô hình kinh doanh của mình.
[button text=”Dùng thử miễn phí” link=”#trial-free”]
Ubot là giải pháp RPA được phát triển và cung cấp bởi FPT Software, công ty sản xuất phần mềm doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với sứ mệnh hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tăng tốc trên chặng đua chuyển đổi số, gia tăng sức cạnh tranh và ngày càng lớn mạnh, Ubot tiếp tục xây dựng và đa dạng hóa tính năng, tiến tới trở thành giải pháp tự động hóa tổng thể dành cho SMEs. |